Hướng dẫn khử khuẩn bề mặt môi trường

Hướng dẫn khử khuẩn bề mặt

ĐỊNH NGHĨA

Nội dung

Khử khuẩn

Khử khuẩn là phương pháp làm sạch và tiêu diệt các vi sinh vật có hại bám trên các đồ vật hay trên cơ thể người. Phương pháp này giúp loại bỏ mọi vi sinh vật gây bệnh. Ngoại trừ nha bào là không thể tiêu diệt được hoàn toàn bằng phương pháp này.

Tiệt khuẩn

Tiệt khuẩn là quá trình tiêu diệt hoặc loại bỏ tất cả các dạng của vi sinh vật sống bao gồm cả bào tử vi khuẩn
Chú ý: KHỬ KHUẨN không diệt được Bào tử của vi sinh vật

CÁC PHƯƠNG PHÁP KHỬ KHUẨN TIỆT KHUẨN

HÓA CHẤT (DUNG DỊCH, KHÍ)

  • Alcohols
  • Iodophors
  • Hợp chất chứa Chlorine
  • Phenolics
  • Formaldehyde (gây ung thư ít sử dụng)
  • Hydrogen Peroxid
  • Peracetic acid
  • Glutaraldehyde
  • Ortho-phthalaldehyde
  • Formaldehyde
  • Plasma
  • Ozone
  • ETO: Etylen Oxyt (Độc)

BẰNG MÁY

  • Hấp ướt
  • Hấp khô

CÁC HÓA CHẤT CÓ THỂ SỬ DỤNG KHỬ KHUẨN

  • Alcohols: không mùi độc hại, dễ cháy, bay hơi nhanh….Làm thoái hóa cao su , nhựa.
  • Iodophors : ít độc, kích ứng, có thể nhuộm màu dụng cụ, không bền với nhiệt, ánh sáng và nước.
  • Hợp chất chứa Chlorine: khử khuẩn 1 số dụng cụ, các bề mặt, sàn nhà….ăn mòn kim loại, dễ thoái hóa bời ánh sáng
    nhiệt độ, dể rửa sạch.
  • Formaldehyde: gây ung thư ít sử dụng.
  • Glutaraldehyde (Cidex): khử khuẩn mức độ cao hay tiệt khuẩn dụng cụ nội soi, các dụng cụ phẫu thuật …
  • Thờgian khử khuẩn: trong 20 phút, tiệt khuẩn trong 10 h. Diệt khuẩn mạnh, hơi dung dịch kích ứng nên thông khí thường xuyên (7-15 luồng khí/h).
  • Ortho-phthalaldehyde (Cidex OPA): thời gian khử khuẩn nhanh nhất trong 5ph, rất ít độc do ít bay hơi, có thể làm bắt
    màu với ống nội soi… Do OPA tương tác với protein còn sót lại trên dụng cụ.
  • Peracetic Axit: Phổ diệt khuẩn rộng. Diệt nha bào trong thời gian tương đối ngắn; Ít độc; Tương hợp nhiều loại chất liệu khác nhau.
  • Hydrogen Peroxide: Diệt khuẩn mạnh, phổ rộng, bao gồm cả vi khuẩn, vi rút, nấm và cả nha bào; Có thể dùng riêng với nồng độ từ 6%-25% (hay dùng nhất là 7,5%), hoặc dùng kết hợp với axit Peracetic.
Chất Khử KhuẩnTác dụng diệt khuẩn
Glutaraldehyde 2%Bào tử
Tốt
Vi khuẩn lao
Tốt*
Vi khuẩn
khác
Tốt
Siêu viENETốtTốt
(5 phút- 3 giờ)
Acid Peracetic 0.2%- 0.35%
3 giờ20 phút5- 10 phút5-10 phút5-10 phútTốtTốtTốtTốtTốt
(5-10 phút)
Alcohol 60%- 70% (ethanol
hoặc isopropanol) (1-10 phút)
KhôngTốtTốtTốtTrung bình
Hợp chất Peroxygen 3%- 6%
(20 phút)
Thay đổiThay đổiTốtTốtThay đổi
Chlorine 0.5%- 1.0%
(10- 60 phút)
TốtTốtTốtTốtTốt
Phenonlic 1%- 2%**KhôngTB- TốtTốtTrung bìnhKém
Hợp chất Ammonia bậc 4
0.1%- 0.5%***
KhôngThay đổiTrung bìnhTrung bìnhKém

* Tác dụng kém với trực khuẩn lao E = có vỏ
** Có khả năng gây độc, không sử dụng trong khoa sơ sinh NE = không
*** Có khả năng tẩy rửa tốt, nhưng khử khuẩn kém

Hướng dẫn khử khuẩn bề mặt

Những sai sót thường gặp trong xử lý khử khuẩn

  • Không xem trọng khâu xử lý ban đầu: chùi rửa, làm sạch
  • Không theo đúng qui trình khử tiệt khuẩn
  • Không tuân thủ hướng dẩn của nhà sản xuất
  • Xử lý chưa đúng chỉ định
  • Sử dụng hóa chất khử khuẩn không đúng:
    • Không đủ thời tiếp xúc
    • Không kiểm tra nồng độ trong quá trình sử dụng hóa chất
  • Làm khô không thỏa đáng
  • Sau khử khuẩn không được bảo quản vô trùng và tái nhiễm
READ  Hướng dẫn khử trùng

>>>> Đọc thêm: Sử dụng hoá chất trong khử khuẩn

HƯỚNG DẪN PHÒNG VÀ KIỂM SOÁT LÂY NHIỄM BỆNH VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP CẤP DO VI RÚT CORONA 2019 (COVID-19) TRONG CƠ SỞ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH

MỤC ĐÍCH

– Nhân viên vệ sinh tuân thủ nghiêm ngặt quy trình vệ sinh môi trường khu vực tiếp nhận, điều trị người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm COVID-19.
– Cắt đứt đường lây truyền qua đường tiếp xúc của COVID- 19.
– Đảm bảo an toàn cho NB, NVYT và cộng đồng.

Nguyên tắc thực hiện

– Bề mặt khu vực sàng lọc, cách ly người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm COVID-19 phải được làm sạch, khử khuẩn theo một số nguyên tắc sau:
-Tất cả bề mặt tại khu vực sàng lọc, khu vực cách ly và điều trị nhìn rõ hay không nhìn rõ có dính máu, dịch tiết, chất thải từ người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm COVID-19 đều phải được làm sạch và lau khử khuẩn tối thiểu ngày 2 lần và khi cần (sau khi khám, làm xét nghiệm, làm thủ thuật, vương vãi máu và dịch, sau chuyển/ra viện, tử vong).
-Tất cả bề mặt (trong khu vực cách ly người nhiễm hoặc nghi ngờnhiễm COVID-19, bao gồm cả bề mặt các thiết bị chăm sóc, phương tiện vận chuyển phải được làm sạch, lau khử khuẩn bằng các hoá chất khử khuẩn được BYT cấp phép.

Nhân viên y tế khi thực hiện làm sạch, khử khuẩn các bề mặt liên quan đến người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm COVID-19 cần tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc, kỹ thuật vệ sinh bề mặt và các biện pháp phòng ngừa theo đường lây truyền.
– Nhân viên thực hiện làm sạch, khử khuẩn bề mặt môi trường khu vực điều trị, cách ly người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm COVID-19 phải được tập huấn các quy trình làm sạch, khử khuẩn bề mặt và cách sử dụng đúng đầy đủ phương tiện PHCN khi thực hiện.

Đối tượng và phạm vi áp dụng

– Tất cả NVYT làm công tác vệ sinh môi trường ở tất cả các khu vực có liên quan tới chăm sóc, điều trị người nghi ngờ nhiễm hoặc nhiễm COVID-19.
– Tất cả các bề mặt phương tiện, đồ dùng liên quan đến NB, giường, tủ bàn, ghế, nhà vệ sinh… trong khu vực sàng lọc,
tiếp nhận, buồng bệnh cách ly, nơi giặt là, thu gom chất thải, nơi xử lý dụng cụ tái sử dụng, phương tiện vận chuyển có liên quan tới chăm sóc, điều trị người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm COVID-19.

Phương tiện

– Phương tiện phòng hộ cá nhân
– Quy trình thực hiện, bảng hướng dẫn pha hoá chất trên xe để phương tiện vệ sinh, khử khuẩn môi trường.
– Xà phòng rửa tay.
– Hóa chất làm sạch và khử khuẩn đã pha theo đúng quy định (có thể dùng dạng xịt cầm tay dùng cho những bề mặt khó lau bằng khăn) có Clo hoạt tính nồng độ 0,05%, khăn lau tẩm dung dịch khử khuẩn hoặc các hóa chất diệt khuẩn thích hợp khác được BYT cấp phép.
– Dung dịch khử khuẩn bề mặt có Clo hoạt tính 0,5% hoặc các hóa chất khử khuẩn khác được Bộ Y tế cấp phép cho vệ sinh bề mặt có đám máu, dịch, chất nôn, chất bài tiết.
– Giẻ lau sạch chuyên cho khu vực sàng lọc và cách ly, cây lau nhà, xô chứa hóa chất và xô gom.

READ  So sánh các loại máy phun khử khuẩn

– Chia khu vực làm hai, có biển báo tránh trơn trượt, ướt trước khi lau vệ sinh sàn nhà, sảnh, cầu thang,
– Lau theo đường zíc zắc, từ trên xuống, từ trong ra ngoài và từ vùng sạch nhất đến vùng kém sạch.
– Khi dùng hóa chất dạng xịt, nên xịt hóa chất vào khăn sau đó lau; nếu lau nền nhà, phun thấp, xịt đến đâu lau đến đó.
– Không xịt khi có người bệnh.

Bước 1: chuẩn bị đủ phương tiện làm sạch, khử khuẩn (thùng/xô chứa dung dịch khử khuẩn, giẻ lau, cây lau sàn…)
sử dụng riêng phương tiện cho các khu vực cách ly (hành chính, buồng bệnh cách ly, khu vệ sinh, khu xử lý dụng cụ, đồ vải…).
Bước 2: Người thực hiện VSMT mang phương tiện PHCN theo đúng hướng dẫn trước khi vào khu vực cách ly và trong
suốt quá trình thực hiện làm sạch, khử khuẩn bề mặt môi trường khu cách ly (xem phần Sử dụng phương tiện PHCN).

Bước 3: Lau ẩm và thu gom chất thải vào các bao và thùng đựng chất thải lây nhiễm theo đúng quy định trước khi lau khử khuẩn.
Bước 4: Thực hiện lau khử khuẩn định kỳ bằng dung dịch khuẩn với nồng độ quy định (có nồng độ Clo hoạt tính 0,05%) để khô 10 phút và lau lại nước sạch tránh hoá chất tồn lưu ảnh hưởng tới NB. Tần suất lau ở tất cả các bề
mặt trong khu vực cách ly tối thiểu 2 lần/ngày và khi có yêu cầu. Áp dụng đúng quy trình lau 2 xô (một xô nước sạch, một xô dung dịch khử khuẩn) và mỗi lần lau là một giẻ sạch, không giặt lại trong các xô, mỗi giẻ lau không
quá 20 m2.
Khi lau cần phải chú ý:
+ Với các bề thường xuyên có tiếp xúc (xe tiêm, xe vận chuyển đồ vải dụng cụ, tay nắm cửa…) cần lau khử khuẩn ngay sau mỗi lần sử dụng hoặc có tiếp xúc.
+ Loại bỏ ngay và lau lại bằng dung dịch khử khuẩn có nồng độ Clo hoạt tính 0,5% mỗi khi thấy bề mặt có dính máu, dịch tiết, phân, chất nôn của NB. Thời gian hóa chất tiếp xúc với bề mặt môi trường ít nhất 10 phút

Bước 5: Thu gom các dụng cụ sau khi vệ sinh môi trường để làm sạch và khử khuẩn trước khi đưa chúng ra khỏi khu vực buồng bệnh cách ly. Bao gồm chất thải phải được cô lập (xem phần Xử lý chất thải, trang 54), giẻ lau cho vào túi cô lập chuyển xuống nhà giặt (Xem thêm hướng dẫn vận chuyển đồ vải và chất thải lây nhiễm ra khỏi khu vực cách ly).
Bước 6: Nhân viên y tế cởi bỏ trang phục phòng hộ cá nhân và VST bằng dung dịch xà phòng ngay sau khi kết thúc công việc vệ sinh môi trường.
Lưu ý: Bàn tay nhân viên y tế có tiếp xúc trực tiếp với máu, chất tiết, chất thải người bệnh và sau khi tháo phương tiện phòng hộ cá nhân phải được rửa tay với xà phòng và nước.

READ  Khử trùng khách sạn

Vệ sinh khử khuẩn bề mặt hàng ngày

Quy trình thực hiện giống như trên và cần tuân thủ nghiêm ngặt quy định:
– Vệ sinh hai lần mỗi ngày và khi có yêu cầu. Nên có bảng theo dõi các bề mặt đã được khử khuẩn mỗi ngày.
– Với mỗi lần vệ sinh, cần lau khử khuẩn các bề mặt bằng hóa chất khử khuẩn trước khi lau lại bằng dung dịch làm sạch. Cần thực hiện vệ sinh khử khuẩn từ khu vực ít ô nhiễm (khu vực hành chính) tới khu vực ô nhiễm nhiều (buồng
cách ly), các bề mặt phương tiện thiết bị trước khi khử khuẩn và làm sạch sàn nhà.
– Sử dụng hóa chất khử khuẩn diệt được COVID-19 cho tất cả các bề mặt trong phòng và bảo đảm đúng thời gian tiếp xúc với hóa chất khử khuẩn. Ví dụ ít nhất 10 phút với các hợp chất có Clo hoạt tính 0,05% (500 ppm).
Lưu ý: không mang các dụng cụ vệ sinh tại khu vực cách ly ra nơi khác, tải lau được thu gom xử lý riêng tránh lây nhiễm COVID-19 ra khu vực khác trong bệnh viện.

Vệ sinh sau khi ngƣời bệnh ra viện/chuyển viện/tử vong

– Chuyển NB cách ly khác trong buồng bệnh (nếu có) sang buồng cách ly khác trước khi thực hiện vệ sinh khử khuẩn lần cuối.
– Thu gom các dụng cụ bẩn, đồ vải tái sử dụng vào các thùng/túi theo quy định về trung tâm tiệt khuẩn, giặt là. Thu gom và loại bỏ chất thải và các vật dụng cá nhân khác của NB theo quy định thu gom và quản lý chất thải lây nhiễm.
– Lau khử khuẩn các bề mặt bằng hóa chất khử khuẩn trước khi lau lại bằng dung dịch làm sạch. Cần thực hiện vệ sinh khử khuẩn từ khu vực ít ô nhiễm (khu vực hành chính) tới khu vực ô nhiễm nhiều (buồng cách ly), các bề mặt
phương tiện thiết bị trước khi khử khuẩn và làm sạch sàn nhà.

Tiến hành phun khử khuẩn không khí trước khi cho bệnh nhân kế tiếp vào.

– Sử dụng hóa chất khử khuẩn diệt được COVID-19 cho tất cả các bề mặt trong phòng và bảo đảm đúng thời gian tiếp xúc với hóa chất khử khuẩn, ví dụ ít nhất 10 phút với các dung dịch có Clo hoạt tính 0,05%-0,5%.
Vệ sinh khử khuẩn bề mặt đổ tràn máu hoặc dịch cơ thể
* Cần thực hiện ngay khi xuất hiện hoặc ngay khi được phát hiện đám máu hoặc dịch cơ thể.
* Mang đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân.
* Loại bỏ đám máu hoặc dịch cơ thể theo trình tự:

(1) Dùng khăn hoặc gạc tẩm dung dịch chứa 0,5% (5.000 ppm) Clo hoạt tính loại bỏ đám máu (nếu lượng máu tràn nhiều phải thực hiện nhiều lần đến khi loại bỏ hết máu trên bề mặt;

(2) Loại bỏ khăn (gạc) đã thấm máu vào thùng thu gom chất thải lây nhiễm;

(3) Dùng khăn hoặc gạc tẩm dung dịch chứa 0,5% Clo hoạt tính lau
khử khuẩn bề mặt khu vực tràn máu;
(4) Dùng khăn hoặc gạc tẩm dung dịch làm sạch lau lại bề mặt vừa khử
khuẩn.
* Cởi bỏ phương tiện PHCN và VST sau khi ra khỏi phòng cách ly

Trên đây là hướng dẫn khử khuẩn bề mặt dành cho nhân viên các công ty phun khử khuẩn tại Đà Nẵng. Nếu bạn cần thông tin chi tiết hơn, vui lòng liên hệ các trung tâm CDC gần khu vực bạn sinh sống để được hướng dẫn chi tiết hơn.

0932.969.910