SỬ DỤNG HÓA CHẤT TRONG KHỬ TRÙNG

Hướng dẫn khử khuẩn

Khử trùng trong ổ dịch

Nội dung

Đây là hướng dẫn việc sử dụng các hợp chất có chứa clo trong khử trùng ổ dịch nói chung (theo nhà sản xuất). Việc chọn hình thức khử trùng nào trong các hướng dẫn dưới đây phải tùy thuộc vào từng loại dịch bệnh và theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế về việc xử lý ổ dịch của từng loại dịch bệnh đó. Hướng dẫ này chỉ dành cho những người có liên quan làm việc trong các công ty khử khuẩn tại Đà Nẵng.

Nhà bệnh nhân và các hộ liền kề xung quanh

  • Khử trùng bằng cách lau rửa hoặc phun nền nhà, tay nắm cửa và bề mặt các đồ vật trong nhà với dung dịch khử trùng
    có chứa 0,05% Clo hoạt tính (đảm bảo thời gian tiếp xúc trên bề mặt là 10 phút) hoặc 0,1% Clo hoạt tính (đảm bảo thời gian tiếp xúc trên bề mặt là 01 phút).
  • Phun khử trùng các khu vực khác như khu bếp, nhà vệ sinh, sân, xung quanh nhà … bằng dung dịch khử trùng chứa 0,1% Clo hoạt tính. Phun vừa đủ ướt bề mặt cần xử lý. Số lần phun sẽ căn cứ vào tình trạng ô nhiễm thực tế tại ổ dịch để quyết định.

Các phương tiện chuyên chở bệnh nhân

Phải được sát trùng, tẩy uế bằng dung dịch khử trùng có chứa 0,1% Clo hoạt tính.

Việc khử trùng các khu vực có liên quan khác

Khử trùng bằng biện pháp phun bề mặt với dung dịch khử trùng có chứa 0,1% Clo hoạt tính sẽ
do cán bộ dịch tễ quyết định dựa trên cơ sở điều tra thực tế với nguyên tắc tất cả các khu vực ô nhiễm, nghi ngờ ô nhiễm và có nguy cơ lây lan dịch cho cộng đồng đều phải được xử lý.

Chú Ý: Tùy theo diễn biến của tình hình dịch COVID-19, các kết quả điều tra, nghiên cứu dịch tễ học, vi rút học, lâm sàng và các khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, Bộ Y tế sẽ tiếp tục cập nhật, điều chỉnh hướng dẫn phù hợp với tình hình thực tế

Sử dụng pha các dụng dịch chứa chlo hoạt tính có nồng độ từ 0,0525% – 0,525% (pha loãng dung dịch sodium hypochlorite 5,25 – 6,15%) cho khử trùng các bề mặt và vật dụng cần khử trùng. Sử dụng pha các dụng dịch chứa chlo hoạt tính có nồng độ từ 0,01% – 0,5% (100ppm-5000ppm) cho khử trùng các bề mặt và vật dụng cần khử trùng.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình khử nhiễm

Các yếu tố ảnh hưởng

Vi sinh vật

  • Số lượng và vị trí tồn tại của vi sinh vật
  • Khả năng kháng hóa chất khử nhiễm của vi sinh vật

Hóa chất khử nhiễm

  • Loại hóa chất
  • Nồng độ hóa chất

Yếu tố môi trường

  • Thời gian tiếp xúc
  • Nhiệt độ, độ ẩm, độ pH, nước cứng
  • Sự có mặt của chất hữu cơ, vô cơ

Số lượng và vị trí tồn tại của vi sinh vật

Số lượng vi sinh vật càng lớn thì yêu cầu thời gian khử nhiễm càng nhiều
Tiêu diệt 10 VK Bacillus subtilis => cần 30 phút Tiêu diệt 100.000 VK Bacillus subtilis => cần 3 tiếng
• vi sinh vật tồn tại trong các khe hở khó khử nhiễm hơn

Khả năng kháng hóa chất khử nhiễm của vi sinh vật

Khả năng kháng chất khử nhiễm xếp theo thứ tự từ cao xuống thấp:

  • Prions (Protein Peptides)
  • Bào tử vi khuẩn
  • Mycobacterium
  • Non-lipid viruses (Virus viêm gan A, virus bại liệt…)
  • Nấm (e.g. Aspergillus và Candida)
  • Vi khuẩn sinh dưỡng (Staphylococcus, Pseudomonas…)
  • Lipid viruses (HIV, HBV, Herpes…)
Khả năng kháng hoá chất của các loại virus

Nồng độ hóa chất khử nhiễm

  • Nồng độ chất khử nhiễm càng cao => hiệu quả khử nhiễm cao và thời gian khử nhiễm giảm (trừ chất khử nhiễm chứa iot)
Mức độ khử nhiểm của các loại hoá chất

Các yếu tố môi trường khác

  • Nhiệt độ: hầu hết hóa chất khử nhiễm có hoạt tính tăng lên khi nhiệt độ tăng
  • Độ pH:
    • pH tăng => tăng hoạt tính khử nhiễm của glutaraldehyde
    • pH tăng => giảm hoạt tính của phenols, hypochlorites và iodine
  • Độ ẩm: yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả của các hóa chất khử nhiễm bằng hơi (formaldehyde, H2O2…)
  • Nước cứng: làm giảm hiệu quả của hóa chất khử nhiễm
READ  Các virus có thể phát triển khả năng đề kháng với các chất khử trùng thông qua quá trình tiến hóa không?

Chất hữu cơ và vô cơ trong các mẫu bệnh phẩm (huyết thanh, máu, phân…) gây cản trở hoạt động khử nhiễm do:

  • Làm giảm hoặc mất tác dụng của chất khử nhiễm
  • Tạo hàng rào vật lý, giúp bảo vệ vi sinh vật khỏi tác động của chất khử nhiễm => Cần thiết phải làm sạch truớc khi tiến hành các phươngpháp khử nhiễm khác.

>>>> Đọc thêm: Phân biệt khử khuẩn, khử trùng, tiệt trùng

HƯỚNG DẪN CÁCH PHA CHẾ HÓA CHẤT

Bước 1: Xác định trọng lượng hóa chất cần để pha theo yêu cầu.
Bước 2: Cho lượng hóa chất cần thiết đã xác định vào dụng cụ đánh dấu, đổ nước vào đến mức đánh dấu ban đầu.

Lượng hóa chất chứa clo cần để pha số lít dung dịch với nồng độ clo hoạt tính theo yêu cầu được tính theo công thức sau:
A(%) x B (lít)
X (gram) = x 1000
C (%)
A: Nồng độ muốn có để phun hoặc lau
(%)
B: Lượng dung dịch cần có (lít)
C: Nồng độ của hóa chất bột (%)
X: Thuốc bột hòa nước phải có (g)

Công thức tính pha Cloramin B để phun khử khuẩn

Ví dụ:

  • Để pha 10 lít dung dịch có nồng độ clo hoạt tính 0,25% từ bột cloramin B hàm lượng 25% clo hoạt tính, cần: (0,25/25) x 10 x 1000 = 100 gam.
  • Để pha 10 lít dung dịch có nồng độ clo hoạt tính 0,25% từ bột Canxi hypocloride hàm lượng 70% clo hoạt tính, cần: (0,25/70 ) x 10 x 1000 = 36 gam.
  • Để pha 10 lít dung dịch có nồng độ clo hoạt tính 0,25% từ bột Natri dichloroisocianurate hàm lượng 60% clo hoạt tính, cần: (0,25 /60) x 10 x 1000 = 42 gam.


Bảng1. Lượng hóa chất chứa clo để pha 10 lít dung dịch với các nồng độ clo hoạt tính thường sử dụng trong công tác phòng chống dịch

Bảng hướng dẫn pha hoá chất khử trùng

CÁC PHƯƠNG PHÁP PHUN KHỬ TRÙNG

PHUN KHỬ TRÙNG BỀ MẶT

I. Mục đích
Khử trùng các tác nhân gây bệnh tồn tại trên các bề mặt
II. Đối tượng và phạm vi áp dụng

  1. Đối tượng áp dụng
    Những người được tập huấn và thực hành thành thạo kỹ thuật
    này.
  2. Phạm vi áp dụng
    Áp dụng trên thực địa
    III. Chuẩn bị
  3. Nhân lực
  • 02 người
  1. Trang phục bảo hộ
  • Quần áo bảo hộ lao động: 02 bộ
  • Khẩu trang: 02 chiếc
  • Ủng: 02 đôi
  • Kính mắt: 02 chiếc
  • Mũ: 02 cáiIII. Chuẩn bị

Dụng cụ cần thiết

  • Bình phun bằng tay nén khí (Phụ lục 1): 01 bình
  • Máy phun: máy phun điện hoặc phun xăng.
  • Hóa chất khử trùng.
  • Ống đong 100 ml: 01 cái.
  • Ca đong 1000 ml: 01 cái.
  • Que khuấy: 01 cái.
  • Nước sạch.
  • Phễu lọc nước: 01 chiếc.
  • Danh sách hộ gia đình được phun (Phụ lục 2): 01 bản.
  • Bút bi: 02 cái

Pha dung dịch hóa chất để phun

  • Liều lượng: Liều lượng hóa chất pha theo tỷ lệ quy định (liều lượng khuyến cáo) của từng loại hóa chất sử dụng.
  • Cách pha: Lắc thật kỹ chai hóa chất, đong lượng hóa chất cho vào bình phun theo đúng liều lượng quy định, đổ nước sạch vào bình phun đúng với lượng nước quy định pha (nếu nước không thật sạch thì đổ vào bình phun qua phễu lọc để tránh tắc đầu vòi phun). Sau đó dùng que khuấy khuấy đều hóa chất với nước.

Bơm nén khí

  • Sau khi cho đủ lượng hóa chất và nước vào bình phun, đậy nắp bình phun lại.
  • Đặt bình phun ở nơi bằng phẳng, đặt một chân lên bàn đạp, mở khóa ở ống bơm và sau đó bơm nén khí (bơm đều tay không quá nhanh và cũng không quá chậm).
  • Nếu bình phun có đồng hồ đo áp lực thì bơm cho đến khi kim trên đồng hồ chỉ đến vạch 55 PSI (tương đương 0.38 MPa hoặc 380 kPa). Nếu đồng hồ đo áp lực bị hỏng, tiến hành bơm khoảng 55 đến 60 lần thì dừng. Sau khi bơm nén khí xong, khóa cần bơm lại
READ  Khử khuẩn ngân hàng

Phun hóa chất lên tường vách

a. Cách phun

  • Người phun đứng đối diện trực tiếp với bề mặt phun. Nếu người phun thuận tay phải thì mang bình phun bên vai trái và dùng tay trái giữ bình phun, còn tay phải cầm vòi phun và điều khiển khóa đóng mở vòi phun. Nếu người phun thuận tay trái thì mang bình phun bên vai phải và dùng tay phải giữ bình phun, còn tay trái cầm vòi phun và điều khiển khóa đóng mở vòi phun.
  • Trong khi phun, đầu vòi phun luôn được giữ ở vị trí thẳng góc với bề mặt phun và khoảng cách đầu vòi phun đến bề mặt phun là 45 cm, thì chiều rộng của vệt dung dịch hóa chất phun trên bề mặt tường vách sẽ là 75 cm.
  • Thường bắt đầu phun từ phía dưới của tường vách và di chuyển dần lên phía trên cho đến độ cao 2 m thì dừng, rồi di chuyển vệt phun xuống phía dưới, và cứ tiếp tục như vậy cho đến khi phun hết bề mặt cần phun. Đường phun sau đè lên đường phun trước 5 cm
  • Tốc độ phun thích hợp là phun một vệt thẳng đứng có chiều cao 2 m trong thời gian 4,5 giây.
  • Tuân thủ các hướng dẫn phun khử khuẩn bề mặt.

Bảo quản dụng cụ

  • Rửa bình phun bằng nước sạch sau khi phun. Không giữ lại dung dịch hóa chất trong bình sau khi đã phun xong. Sau khi rửa sạch, để bình phun ở tư thế lộn ngược, nắp bình phun mở ra và cần bơm nén khí được khóa lại.
  • Thường xuyên kiểm tra bình bơm để phát hiện các vết nứt trên thân bơm nén khí (ống xy lanh), trên ống vòi phun.
    Thay thế các bộ phận đã mòn, hỏng.
  • Đầu vòi phun bị mòn trong khi phun, vì vậy sau một thời gian sử dụng cần phải thay đầu vòi phun.
  • Các dụng cụ khác sau khi làm xong được rửa sạch bằng nước với xà phòng, để khô và bảo quản các dụng cụ đó.

Các loại máy phun khử khuẩn sử dụng trong phun khử trùng bề mặt

Có thể sử dụng các loại máy phun đa năng, bình phun ắc quy, máy phun tự động, máy phun điện để phun bề mặt. Tuy nhiên, tuỳ vào diện tích hạ tầng cần phun mà có thể bố trí các loại máy phun khác nhau. Trong đó ưu tiên các không gian kín, văn phòng làm việc sử dụng máy phun ULV, các nhà xưởng, không gian ngoài trời thì sử dụng máy phun chạy xăng.

PHUN KHÍ DUNG LẠNH PHUN VỚI THẾ TÍCH CỰC NHỎ-ULV

  • Chủ yếu là phun ULV (phun với thể tích hạt cực nhỏ)
  • Dạng hóa chất phù hợp: EC (Emulsion concentrate), EW (Emulsion oil in water), Aqua, ULV.
  • Hạt thuốc của phương pháp này rất nhỏ nên tạo điều kiện tốt nhất để tiếp xúc được với vi khuẩn, virus, côn trùng.
  • Lơ lửng lâu trong không khí, được gió mang đi xa.
  • Chi phí thấp.
  • Hạt thuốc quá nhỏ nên dễ bị bốc hơi ở nhiệt độ cao nên để đạt hiệu quả diệt cao nhất ta phải đảo bảo nhiệt độ không khí <26 độ C khi phun

MỘT SỐ ĐIỂM CẦN LƯU Ý KHI PHUN HÓA CHẤT KHỬ TRÙNG BẰNG MÁY PHUN ULV ĐEO VAI

  • Cần khảo sát khu vực phun khử khuẩn trước và sau khi phun để đánh giá hiệu quả khử khử trùng của hóa chất sử dụng
  • Nhất thiết không phun khí dung ULV khi nhiệt độ môi trường > 26 0 C (phun xong trước 8 giờ sáng hoặc bắt đầu phun lúc 6h chiều)
  • Chọn đầu phun (zic-lơ) cho phù hợp.
  • Vòi phun hướng lên cao 45 độ so với phương ngang.
  • Bán kính phun từ nhà bệnh nhân: 200m (hoặc 400m nếu có thể).
    Khi phun trong nhà có chiều dài >15m, đứng ở giữa nhà, vừa phun vừa thụt lùi ra ngoài.
  • Tránh tiếp xúc trực tiếp với hóa chất khử trùng, diệt côn trùng
READ  Khử trùng cửa hàng

PHUN KHÍ DUNG NÓNG (MÙ NÓNG)

Mục đích

  • Phun hóa chất dưới dạng mù nóng để khử trùng các tác nhân gây bệnh lơ lửng trong không khí
    Cơ chế
  • Phun mù nóng là một kỹ thuật phun không gian. Hóa chất được phun ra dưới dạng mù nóng, có kích thước hạt nhỏ hơn 25 mm, các hạt hóa
    chất bay lơ lửng trong không gian, bám vào các giọt chứa tác nhân gây bệnh, hoạt hóa và làm mất tác dụng các hạt này.

Ưu điểm

Phun mù nóng tác động nhanh, thời gian phun ngắn, công suất lớn, dễ nhìn thấy khói mù, dễ theo dõi phạm vi được phun, ít tốn hóa chất khử trùng hơn so với phun ULV trên cùng một diện tích áp dụng.

Nhược điểm

  • Dung môi dùng pha hóa chất có thể gây mùi khó chịu.
  • Nguy cơ cháy do máy phun hoạt động ở nhiệt độ rất cao;
  • Khói có thể gây ra báo động giả đối với hệ thống báo cháy của các tòa nhà.
  • Khói mù có thể gây cản trở giao thông, tiếng ồn, nguy cơ bong, máy đeo vai phun mù nóng thường chỉ có 01 dây đeo nên rất nhanh mỏi vai khi đeo.

Công thức hóa chất sử dụng phun mù nóng

  • Hơi nước nóng đậm đặc (HN): Công thức thích hợp cho việc áp dụng cho phun mù nóng, có thể sử dụng trực tiếp hoặc sau khi pha loãng.
  • Dung dịch thể tích cực nhỏ (UL- ULV): Một chất lỏng đồng nhất để sử dụng phun ULV hoặc mù nóng được chế tạo đặc biệt cho phun lưu lượng thấp.
  • Nhũ tương, dầu trong nước (EW). Một công thức lỏng không đồng nhất bao gồm dung dịch thuốc diệt côn trùng trong chất lỏng hữu cơ phân tán như các hạt tinh thể trong pha nước.
  • Nhũ tương (EC) công thức dạng đồng nhất được áp dụng như một dạng nhũ tương sau khi pha loãng trong nước hoặc dầu.

CÁC YẾU TỐ KỸ THUẬT CẦN ĐẢM BẢO KHI PHUN ULV BẰNG MÁY LỚN ĐẶT TRÊN XE

  • Vận tốc gió: 3,6-10km/giờ.
  • Xe di chuyển ngược hướng gió
  • Phun vào buổi chiều tối
  • Vận tốc xe phun: 5 -15km/giờ
  • Cân chỉnh lưu lượng hóa chất:
  • trung bình hạt thuốc có thể di chuyển 50m xuôi theo gió.
  • xe di chuyển 12km/giờ -> 1 giờ sẽ phủ hóa chất được: 50 x 12.000=600.000m2=1ha/phút.
  • liều hóa chất xử lý: 500ml dd đã pha/ha-> ta phải chỉnh lưu lượng của máy phun là: 500ml/phút.

CÁC LOẠI MÁY PHUN KHỬ TRÙNG

Đặc điểm kỹ thuật máy phun Fontan Portastart

• Dung tích xy lanh: 43.2cm3
• Công suất: 1.32kw/1.8hp
• Dung tích bình xăng: 1lít
• Dung tích bình chứa hóa chất: 2.8lít
• Lưu lượng thổi tối đa: 35m3/giờ
• Khoảng cách phun: trong nhà 8m; ngoài nhà 14m
• Lưu lượng phun: 16.66ml-100ml/phút
• Lượng xăng tiêu thụ: 0.95lít/giờ
• Kích cỡ hạt: 2-25µm

Máy phun Stihl SR420

• Dung tích xy lanh: 56.5cm3
• Công suất: 2.5kw/3.4hp
• Dung tích bình xăng: 1.5lít
• Dung tích bình chứa hóa chất: 14lít
• Lưu lượng thổi tối đa: 1060m3/giờ
• Khoảng cách phun: 11.5m
• Lưu lượng phun: 0.15-3 lít/phút
• Kích cỡ hạt: <50µm

Máy phun MD 150-300

  • Dung tích xy lanh: 43cm3
  • Công suất: 7400 vòng/phút
  • Dung tích bình xăng: 1.2lít
  • Dung tích bình chứa hóa chất: 13lít
  • Khoảng cách phun: 11.5m
  • Lưu lượng phun: 10-100ml/phút
  • Kích cỡ hạt: 80-100µm
0932.969.910