Bất kỳ không gian văn phòng nào cũng cần được duy trì vệ sinh sạch sẽ hằng ngày. Do đó, trách nhiệm của tất cả mọi người trong văn phòng, bao gồm: nhân viên, giám đốc và quản lý là phải nỗ lực giữ gìn vệ sinh chung tại nơi làm việc. Cách đơn giản nhất là thiết lập và tuân theo những nội quy vệ sinh văn phòng mà đã được tất cả mọi người đồng ý thông qua. Cùng tìm hiểu rõ hơn qua bài viết sau đây.
Nội quy vệ sinh văn phòng là gì?
Nội dung
Nội quy vệ sinh văn phòng là một tập hợp các quy tắc và quy định dành cho mọi người khi sinh hoạt và làm việc tại văn phòng. Những nội quy này sẽ đưa ra các hướng dẫn cụ thể để mọi người duy trì sự sạch sẽ, ngăn nắp, gọn gàng trong văn phòng. Một số nơi có thể áp dụng chính sách thưởng, phạt dựa trên việc thực hiện nội quy vệ sinh văn phòng như thế nào.
Một số quy tắc vệ sinh văn phòng phổ biến
Không chỉ riêng nhân viên tạp vụ mà tất cả nhân viên văn phòng đều cần nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc giữ gìn vệ sinh và bảo vệ không gian sạch đẹp tại nơi làm việc.
Các nội quy vệ sinh văn phòng có thể được in ra và dán ở các khu vực sinh hoạt chung như căn-tin, phòng làm việc, phòng vệ sinh, v.v để mọi người có thể dễ dàng nhìn thấy và thực hiện theo quy định.
Các quy tắc và hướng dẫn dọn dẹp có thể khác nhau tùy theo thực trạng của mỗi văn phòng, nhưng nhìn chung, có một số quy tắc giữ vệ sinh phổ biến mà mọi người trong văn phòng cần tuân theo:
- Giữ cho không gian làm việc luôn ngăn nắp và sắp xếp có tổ chức.
- Dọn dẹp khu vực làm việc và không gian chung nếu thấy đồ đac, tài liệu để lộn xộn.
- Đảm bảo các dây điện, dây nối, dây sạc được buộc lại gọn gàng, không cản trở lối đi
- Không để những thứ như hộp, thùng, túi, v.v chắn ở hành lang, lối thoát hiểm hoặc cửa ra vào.
- Bỏ rác đúng nơi quy định
- Rửa sạch dụng cụ ăn uống cá nhân sau khi ăn xong
- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc nước rửa tay
- Không hút thuốc trong phòng máy lạnh và các khu vực sinh hoạt chung
Các nhân viên nên được phổ biến về nội quy vệ sinh văn phòng ngay từ khi mới bắt đầu làm và trong suốt quá trình làm việc. Thực hiện đúng các quy tắc trên là một cách tuyệt vời để đảm bảo sự sạch sẽ tại nơi mà họ làm việc.
Ưu tiên sự sạch sẽ
Sau khi đã thiết lập rõ ràng các nội quy vệ sinh tại văn phòng, điều quan trọng là cần phải duy trì việc thực hiện các quy tắc này thường xuyên. Ưu tiên sự sạch sẽ tại nơi làm việc là trách nhiệm của mọi người, và do đó, không nên xem nhẹ việc đảm bảo vệ sinh cá nhân.
Vệ sinh cá nhân của mỗi nhân viên có thể ảnh hưởng đến những người khác tại nơi làm việc và có thể ảnh hưởng đáng kể đến bầu không khí chung. Vì vậy, mỗi nhân viên cần nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh bằng cách tạo thói quen dọn dẹp hằng ngày, cụ thể:
- Mọi người nên tự giác kiểm tra vệ sinh tại khu vực làm việc của mình trước khi bắt đầu và sau khi kết thúc công việc
- Nhắc nhở, hỗ trợ nhau trong các công việc vệ sinh chung
- Người chịu trách nhiệm quản lý vệ sinh cần định kỳ kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy tắc vệ sinh của mọi người trong văn phòng
Đôi khi, các nhân viên văn phòng có thể tạm gác lại công việc đang làm để tạo điều kiện cho tạp vụ vệ sinh làm tròn nhiệm vụ của mình. Ngoài ra, mọi người có thể tự sắp xếp ngăn nắp các vật dụng cá nhân trên bàn làm việc, không xả rác bừa bãi để có thể giảm bớt khối lượng công việc cho nhân viên vệ sinh sau giờ làm việc.
Công việc của nhân viên vệ sinh văn phòng
Để đảm bảo môi trường văn phòng được làm sạch kỹ lưỡng, ngoài nỗ lực thực hiện các nội quy vệ sinh, không gian làm việc cũng cần được chăm bởi nhân viên vệ sinh chuyên nghiệp.
Khi tuyển dụng những nhân viên vệ sinh đáng tin cậy để dọn dẹp văn phòng sạch đẹp, bên ban quản lý cần đảm bảo mọi cá nhân trong văn phòng đều sẽ tôn trọng lịch trình và công việc của nhân viên vệ sinh.
Nhân viên vệ sinh thường sẽ tiến hành công việc dọn dẹp theo thời gian cố định vào mỗi ngày. Để đạt kết quả tốt nhất, việc hỗ trợ tạo không gian cho nhân viên vệ sinh hoàn thành công việc là điều rất cần thiết.
Các nhiệm vụ chính mà nhân viên vệ sinh văn phòng sẽ đảm nhiệm bao gồm:
- Lau chùi, quét và hút bụi sàn
- Loại bỏ bụi bẩn tại khu vực làm việc của mọi người
- Lau chùi các vật tư và thiết bị trong phòng như máy tính, máy photocopy, điện thoại bàn, v.v
- Đổ rác thải và thay túi rác mới, khử trùng khi cần thiết
- Lau chùi phòng vệ sinh
- Lau cửa kính, cửa ra vào
- Làm sạch và vệ sinh nhà bếp, khu vực chuẩn bị thực phẩm
- Chuẩn bị nước uống, cafe, trà cho nhân viên và quản lý
- Vệ sinh các điểm tiếp xúc thường xuyên như công tắc và tay nắm cửa.
- Khử khuẩn, khử mùi toàn bộ khu vực
- Bổ sung các vật tư theo yêu cầu như giấy vệ sinh, nước rửa tay, v.v
Đôi khi, các nhân viên văn phòng có thể tạm gác lại công việc đang làm để tạo điều kiện cho tạp vụ vệ sinh làm tròn nhiệm vụ của mình. Ngoài ra, mọi người có thể tự dọn dẹp các vật dụng cá nhân trên bàn làm việc, không xả rác bừa bãi để có thể giảm bớt khối lượng công việc cho nhân viên vệ sinh sau giờ làm việc.
Giữ gìn vệ sinh văn phòng là một việc làm liên tục
Giữ gìn vệ sinh văn phòng không phải là công việc một sớm một chiều. Để duy trì sự sạch sẽ và ngăn nắp cho văn phòng từ ngày này qua ngày khác, cần có sự đóng góp thường xuyên của mọi người về thói quen giữ gìn vệ sinh trong khi làm việc và sinh hoạt tại công ty.
Ngoài việc thực hiện tốt nội quy vệ sinh văn phòng, cần có sự kết hợp vệ sinh chuyên sâu bằng cách tuyển dụng các nhân viên của công ty tạp vụ vệ sinh văn phòng chuyên nghiệp và đáng tin cậy để làm sạch văn phòng hằng ngày.
Ban quản lý của công ty có thể mở một cuộc thảo luận với các nhân viên để đánh giá xem nội quy vệ sinh có được thực hiện tốt hay không? Cần chỉnh sửa hay bổ sung những gì để đem lại kết quả tốt hơn?
Bằng cách này, mọi người sẽ được làm việc trong một môi trường sạch đẹp và ngăn nắp, giúp nâng cao tinh thần và hiệu suất mỗi ngày.