Cách xử lý nệm bị mốc đơn giản, hiệu quả ngay tại nhà

Khi xuất hiện tình trạng nấm mốc, bạn sẽ cần có cách xử lý nệm bị mốc đúng cách, hiệu quả để không khiến nệm bị hư tổn. Bên cạnh đó việc sử dụng nệm mốc kéo dài có thể gây ra các triệu chứng kích ứng khiến da bị nổi mẩn đỏ, thậm chí là các bệnh về đường hô hấp. Do đó, việc phòng ngừa và loại bỏ nấm mốc trên nệm là vô cùng quan trọng. Ngay sau đây, hãy cùng HOANMYHYG để tìm hiểu về cách xử lý nệm mốc đơn giản và hiệu quả nhất nhé.

Nguyên nhân khiến nệm bị nấm mốc

Nội dung

Nấm mốc là một loại nấm thường phát triển trong môi trường ẩm ướt, tối tăm lâu ngày. Chúng thường xuất hiện dưới dạng các chấm đen nhỏ li ti bám trên mặt nệm và rất khó để làm sạch. Bên cạnh đó nậm bị nấm mốc sẽ tỏa ra mùi hương vô cùng khó chịu. Để có thể phòng tránh được nệm bị nấm mốc, việc tìm hiểu rá các nguyên nhân gây ra nấm mốc vô cùng quan trọng. Có vô số nguyên nhân gây ra việc nệm bị nấm mốc:

  • Độ ẩm cao: Do nệm được làm từ vật liệu xốp nên khi điều kiện thời tiết thay đổi, độ ẩm tăng cao rất dễ khiến nệm bị ẩm. Đặc biệt khí hậu Việt Nam là nhiệt đới gió mùa là môi trường nóng ẩm, nếu bnaj không có cách bảo quản nệm tốt rất dễ khiến nấm mốc phát triển.
  • Độ thoáng khí thấp: Hầu hết các tấm nệm đều được thiết kế sao cho có khả năng lưu thông không khí tốt nhất. Tuy nhiên, nếu bạn đặt nệm trực tiếp dưới sàn, trong môi trường bí bách, kín gió sẽ làm hạn chế đi khả năng lưu thông không khí của nệm. Từ đó, nệm dễ bị nấm mốc hơn. 
  • Chất lỏng bị tràn không được làm khô đúng cách:Khi có chất lỏng tràn trên mặt nệm không được bạn thấm hút kịp thời, chúng sẽ đi sâu vào trong nệm và gây nên tình trạng ẩm ướt. Từ đó tạo môi trường thích hợp nhất cho vi khuẩn, nấm mốc sinh trưởng và phát triển. Ngoài ra, nếu nệm không được làm khô hoàn toàn mà đã mang đi cất trữ hoặc sử dụng cũng rất dễ xảy ra tình trạng nấm mốc.
  • Chất liệu nệm: Nệm mút hoạt tính có khả năng xuất hiện nấm mốc cao hơn so với các loại nệm khác. Nguyên nhân bởi vì chúng có cấu trúc xốp, dễ dàng bị ẩm. Thêm vào đó, nệm mút hoạt tính cũng là một vật liệu nhạy cảm với nhiệt độ, có khả năng giữ nhiệt tốt khiến nấm mốc dễ dàng phát triển.

Các dấu hiệu khi nệm bị nấm mốc

Nấm mốc trên nệm rất khó để có thể loại bỏ hoàn toàn nếu chúng xuất hiện với mật độ lớn và dày đặc. Bên cạnh đó, nếu không xử lý kịp thời rất dễ khiến nệm bị hư hỏng hoàn toàn về mặt thẩm mỹ và độ bền lâu của nệm. Nắm được các dấu hiệu khi nệm bị mốc sẽ giúp bạn sớm nhận ra sự xuất hiện của chúng và nhanh chóng đẩy lùi nguy cơ nấm mốc xuất hiện nhiều hơn. Một số dấu hiệu chứng tỏ nệm bạn đã bị nấm mốc tấn công như:

  • Có mùi ẩm mốc xuất hiện: Mùi ẩm mốc là một trong những biểu hiện phổ biến nhất của nấm mốc. Khi chăn nệm lâu ngày không giặt hoặc mới mang từ trong kho ra rất dễ xuất hiện mùi này. Mùi ẩm mốc có mùi hôi khá nồng, bạn có thể nhận thấy mùi này khá nhanh nếu ở trong phòng kín hoặc khi đổ chất lỏng lên nệm.
  • Xuất hiện các chấm nhỏ li ti trên nệm: Sau những ngày thời tiết nóng ẩm, bạn thấy trên nệm xuất hiện các chấm nhỏ có màu xanh, hồng. Đó là dấu hiệu đầu tiên mà nấm mốc phát triển. Khi đó, các chấm nhỏ chưa phát triển hoàn toàn thành nấm mốc và bạn có thể dễ dàng xử lý chúng. Nếu để lâu hơn, các chấm nhỏ sẽ biến thành màu xám hoặc đen với hình dạng lớn hơn và xuất hiện ngày càng nhiều. Khi đó, nấm mốc đã phát triển hoàn toàn và có nguy cơ lan rộng cao và bạn cần tìm cách xử lý nệm bị mốc ngay lập tức. 
  • Thường xuyên bị dị ứng hoặc khó thở: Bên cạnh các chấm nhỏ li ti, nấm mốc còn có dạng sợi nhỏ dài. Khi nghỉ ngơi, bạn rất dễ hít phải dẫn đến tình trạng nổi mẩn đỏ đối với những ai có làn da nhạy cảm. Thậm chí, nấm mốc còn có thể gây nên các bệnh liên quan đến hen suyễn, khiến các bệnh liên quan đến đường hô hấp trở nên trầm trọng hơn.
READ  Cách dọn vết nôn mửa trên nệm sạch nhanh thơm tho

Những nguy hiểm khi sử dụng nệm bị nấm mốc

Việc sử dụng và tiếp xúc thường xuyên với vị trí mặt nệm mốc có thể đem tới nhiều mối nguy hại hơn bạn nghĩ. Khi nấm mốc tấn công nệm của bạn, chúng sẽ khiến nệm có mùi vô cùng khó chịu, từ đó khiến chất lượng giấc ngủ trở nên kém hơn. Ngoài ra, khi tiếp xúc với nệm bị nấm mốc lâu ngày, có thể gây ra các vấn đề liên quan đến sức khỏe như:

  • Các triệu chứng kích ứng, nổi mẩn đỏ dẫn tới dị ứng, cảm giác ngứa ngáy trên da.
  • Gây nên các bệnh liên quan đến hô hấp ở trẻ nhỏ như hen suyễn, thở khò khè,…
  • Khiến bạn cảm thấy khó thở, ngột ngạt bởi mùi ẩm mốc,..
  • Một số người bị bệnh phổi mãn tính có thể bị nhiễm trùng phổi sau khi họ tiếp xúc với nấm mốc,…

Cách ngăn chặn sự phát triển của nấm mốc trên nệm

Nấm mốc không chỉ gây ảnh hưởng tới chất lượng và thâm rmyx của nệm mà còn gây nên các vấn đề liên quan đến sức khỏe. Vậy làm thế nào để ta có thể ngăn chặn được sự phát triển của nấm mốc? Sau đây sẽ là một vài giải pháp hữu ích mà chúng mình muốn giới thiệu với bạn.

  • Điều chỉnh độ ẩm trong phòng: Độ ẩm là một trong những yếu tố quan trọng giúp nấm mốc phát triển. Do đó bạn cần kiểm soát tốt độ ẩm trong phòng. Nếu phòng bạn quá ẩm ướt, hãy sử dụng thêm máy hút ẩm hoặc mở cửa phòng để gió lùa giúp phòng thoáng khí hơn.
  • Giúp nệm thông thoáng: Nệm quá bí bách, ẩm ướt bởi mồ hôi sẽ là môi trường tốt để nấm mốc sinh sôi. Do đó, để phòng tránh nấm mốc bạn cần giúp cho nệm mình được thông thoáng hơn. Bạn có thể dọn dẹp giúp giường nệm được ngăn nắp, thường xuyên mở cửa phòng để thoáng khí. Ngoài ra, bạn có thể tháo ga giường trong quá trình vệ sinh, hút bụi qua mặt nệm để giúp nệm dễ “thở” hơn. 
  • Chọn nệm chống ẩm mốc: Đây là một gợi ý rất tốt cho những bạn nào đang có ý định thay, sắm sửa nệm mới. Trên thị trường ngày nay có rất nhiều loại nệm có khả năng chống ẩm mốc tốt. Chẳng hạn như nệm được làm từ vật liệu thiên nhiên, cao su hoặc bọt từ thực vật. 
  • Bọc nệm bằng tấm bảo vệ: Các tấm lót bảo vệ nệm sẽ giúp bạn giảm đi các nguy cơ chất lỏng tràn ra và thấm sâu vào nệm. Từ đó, chúng giúp ngăn chặn độ ẩm, nấm mốc xâm nhập, tăng tuổi thọ cho nệm.
  • Không nên đặt nệm lên sàn nhà: Sàn nhà chứa rất nhiều vi khuẩn và bụi bẩn dễ làm cho nấm mốc phát triển. Bên cạnh đó, việc đặt nệm xuống sàn sẽ khiến nệm dễ bị nhiễm ẩm do không khí không được lưu thông tốt.
  • Hút bụi và lật mặt nệm thường xuyên: Bạn nên hút bụi cho đệm hai tháng một lần để loại bỏ các bào tử nấm mốc và kéo dài tuổi thọ của đệm. Ngoài ra, bạn có thể kết hợp xoay hoặc lật mặt nệm để giúp nệm được lưu thông không khí tốt hơn.
  • Lựa chọn khung giường thoáng khí nhằm đảm bảo không khí được lưu thông trong nệm một cách tối ưu.

Cách xử lý nệm bị mốc theo từng bước

Bước 1: Chuẩn bị vật dụng và dung dịch tẩy rửa.

Một số vật dụng mà bạn cần chuẩn bị trong quá trình vệ sinh nệm như: máy hút, bọt biển, khăn, xà phòng rửa bát, muối nở,…các dung dịch và dụng cụ vệ sinh chuyên dụng khác.

READ  Cách tẩy vết tinh dịch trên nệm sạch tinh như mới

Ngoài ra, bạn cần chuẩn bị thêm gang tay, khẩu trang, kính bảo hộ khi tiếp xúc với các hóa chất tẩy rửa. Do được sử dụng để diệt nấm mốc nên các chất tẩy rửa sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe nếu không được bảo hộ kỹ với các triệu chứng như: Ngứa ngáy trên tay, chảy nước mùi, buồn nôn,…Đặc biệt cần mặc đồ bảo hộ và cẩn thận trong quá trình vệ sinh để ngăn chặn giọt bắn.

Bước 2: Di chuyển đồ vật không cần thiết và vệ sinh ga giường

Để quá trình vệ sinh diễn ra thuận lợi nhất, bạn hãy dọn dẹp và di chuyển các đồ vật có trên giường như: chăn gối, đồ chơi em bé,..sang một vị trí khác. Sau đó bạn tiến hành tháo ga trải giường và đem chúng đi giặt.

Bước 3: Hút bụi bề mặt nệm

Sau khi loại bỏ tấm ga trải giường, bạn sẽ thấy các vết nấm mốc và bụi bẩn lộ rõ bên trên bề mặt nệm. Khi đó, bạn hãy sử dụng máy hút bị để hút sạch bụi bẩn chứa các bào tử gây ra nấm mốc trên bề mặt nệm. Từ đó, ta sẽ giúp bề mặt nệm được thoáng khí và sạch hơn.

Bước 4: Làm sạch các vết nấm mốc trên bề mặt nệm.

Để làm sạch các vết nấm mốc nhỏ li ti, có màu xanh và hồng nhạt trên mặt nệm. Đầu tiên, bạn hãy pha dung dịch vệ sinh nệm theo công thức: hai thìa xà phòng rửa bát và một cốc nước. Khuấy đều dung dịch cho đến khi xuất hiện bọt. Sáu đó, bạn hãy dùng miếng bọt biển nhúng vào dung dịch và lau sạch nấm mốc. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng nước và giấm trắng để thay thế.

Tuy nhiên, với các vết nấm mốc có màu đen, với số lượng lớn, chúng mình khuyên bạn nên sử dụng các hóa chất diệt nấm mốc. Bởi cách làm sạch thông thường không thể loại bỏ hoàn toàn các vết nấm mốc quá lớn. Bạn có thể mua hóa chất tẩy nấm mốc trên nệm tại các cửa hàng tạp hóa và làm theo hướng dẫn trên bao bì. Lưu ý đeo găng tay và khẩu trang bảo hộ tránh hóa chất gây ảnh hưởng đến sức khỏe nhé. 

Bước 5: Làm sạch nệm với nước.

Sau khi loại bỏ hết xà phòng trên nệm, vết nấm mốc nhạt dần rồi biến mất. Bạn hãy lấy một chiếc khăn sạch nhúng nước và vắt ẩm càng nhiều càng tốt. Sau đó, bạn lau và thấm khô khu vực được làm sạch một cách nhẹ nhàng.

Bước 6: Làm khô nệm

Sau khi nấm mốc đã được loại bỏ hoàn toàn, bạn hãy đem nệm phơi tại nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời. Nếu bạn phơi nệm trong phòng, hãy đảm bảo phòng được thông thoáng nhất có thể bằng cách mở cửa sổ hoặc dùng quạt để nệm khô nhanh hơn.

Bước 7: Khử mùi cho nệm bằng baking soda.

Sau khi nệm đã được phơi khô hoàn toàn, bạn hãy rắc một lớp baking soda lên bề mặt nệm để khử mùi hôi ẩm mốc và hóa chất tẩy rửa còn sót lại nhé. Bên cạnh đó, baking soda sẽ hút hết độ ẩm còn lại trong nệm, giúp nệm khô thoáng hơn và hạn chế nấm mốc phát triển. 

Bạn nên để baking soda trên nệm trong khoảng 8 tiếng để chúng phát huy tác dụng hiệu quả nhất. Sau khi hết thời gian, bạn hãy sử dụng máy hút bụi để hút sạch baking soda còn sót lại.

Bước 8: Sắp xếp lại giường nệm và sử dụng.

 Sau khi hoàn tất quá trình tẩy nấm mốc trên nệm, bạn có thể mang nệm đi sử dụng hoặc cất trữ tùy nhu cầu. Chỉ cần trải ga giường lên là bạn sẽ có một chiếc giường sạch sẽ, thoải mái nhất.

Các cách xử lý nệm bị mốc hiệu quả và an toàn nhất

Cách xử lý nệm bị mốc bằng thuốc tẩy

  • Dụng cụ: Khăn, bình xịt, nước ấm,…
  • Dung dịch tẩy rửa: Nước Javen, cồn tẩy rửa hoặc giấm trắng.
  • Phương pháp tiến hành:
READ  Cách giặt nệm Kymdan tại nhà đúng chuẩn, giúp bảo quản nệm tối ưu

Bước 1: Hút bụi cho nệm để loại bỏ hết bụi bẩn chứa các bào tử gây ra nấm mốc trên nệm.

Bước 2: Pha hỗn hợp tẩy rửa. Với nước tẩy Javen hoặc bất kỳ thuốc tẩy nào khác, chúng cần phải được làm loãng với nước trước khi sử dụng cho dù vết mốc của bạn nghiêm trọng tới đâu. Lưu ý không sử dụng thuốc tẩy để làm sạch đệm mút hoạt tính.

Bước 3: Tiến hành tẩy nấm mốc trên nệm. Sau khi pha loãng nước tẩy với nước theo tỷ lệ 1:32 và 1:10 với giấm trắng, bạn hãy cho chúng vào bình xịt rồi phun lên nệm. Để chúng phát huy tác dụng trong khoảng 15 phút.

Bước 4: Làm sạch. Bạn hãy sử dụng khăn để thấm bớt các chất lỏng dư thừa trên nệm. Sau đó làm sạch lại với khăn ẩm để loại bỏ hoàn toàn hóa chất.

Bước 5: Phơi khô nệm. Phơi nệm tại nơi khô thoáng, tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời. Đảm bảo nệm khô hoàn toàn trước khi đem vào sử dụng.

Cách xử lý nệm bị mốc với cồn ý tế và nước ấm

  • Dụng cụ: Khăn, bình xịt, nước ấm, máy hút bụi,…
  • Dung dịch tẩy rửa: Cồn tẩy rửa,..
  • Phương pháp tiến hành:

Bước 1: Hút bụi cho nệm. Lưu ý hút bụi cả hai mặt của nệm để loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn giúp nệm thông thoáng hơn.

Bước 2: Pha dung dịch tẩy rửa. Trộn cồn ý tế và nước ấm thành hai phần bằng nhau và đổ vào bình xịt.

Bước 3: Tiến hành tẩy nấm mốc trên nệm. Bạn hãy nhúng một chiếc khăn sạch vào hỗn hợp, sau đó vắt nước và chà vết bẩn theo chuyển động tròn.

Bước 4: Làm sạch. Sử dụng một chiếc khăn mới nhúng vào nước ấm và vắt ra để tạo độ ẩm, đảm bảo khăn không quá ướt. Nếu lượng nước qua nhiều sẽ khiến nệm lâu khô dẫn tới ẩm mốc. Sau đó, bạn dùng khăn thấm hút, loại bỏ hết các chất lỏng trên nệm, giúp nệm được sạch hơn.

Bước 5: Phun thuốc khử trùng giúp hạn chế nấm mốc phát triển.

Bước 6: Phơi nệm. Phơi nệm tại nơi khô thoáng, tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời. Đảm bảo nệm khô hoàn toàn trước khi đem vào sử dụng.

Cách xử lý nệm bị mốc bằng oxy già

Làm sạch nấm mốc bằng oxy già là cách làm vô cùng hiệu quả. Tuy nhiên, khi áp dụng phương pháp này bạn cần lưu ý kiểm tra nhãn mác trên nệm của bạn xem có áp dụng được không. Với một số loại nệm, các nhà sản xuất khuyên không nên sử dụng oxy già để loại bỏ nấm mốc. Do đó, hãy cân nhắc kỹ trước khi áp dụng nhé.

  • Dụng cụ: Khăn, bình xịt, nước ấm, máy hút bụi, bàn chải mềm,…
  • Dung dịch tẩy rửa: Hydrogen peroxide (nước oxy già)
  • Phương pháp tiến hành:

Bước 1: Hút bụi cho nệm để loại bỏ hết bụi bẩn chứa các bào tử gây ra nấm mốc trên nệm.

Bước 2: Pha hỗn hợp tẩy rửa. Bạn hãy trộn một phần hydrogen peroxide và nước ấm theo tỉ lệ 1:3 và đổ chúng vào trong bình xịt.

Bước 3: Tiến hành tẩy nấm mốc trên nệm. Sau khi pha xong hỗn hợp tẩy rửa, bạn hãy xịt chúng lên nệm, sau đó sử dụng bàn chải mềm để chải vết nấm mốc nhẹ nhàng từ 1-2 phút. Sau đó, vết nấm mốc sẽ dần biến mất.

Bước 4: Làm sạch nệm với khăn ẩm.

Bước 5: Phơi khô nệm. Bạn nên phơi nệm tại nơi khô thoáng, tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời. Nếu bạn phơi trong phòng, hãy đảm bảo phòng luôn được thông thoáng.

Hy vọng rằng với cách cách xử lý nệm bị mốc mà chúng mình chia sẻ có thể giúp ích được cho các bạn. Nếu bạn gặp bất cứ khó khăn nào trong việc giặt nệm, hãy liên hệ với HOANMYHYG với số hotline 0932.064.177 or 0932. 969.910 để được chúng mình tư vấn và hỗ trợ tốt nhất nhé.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0932.969.910