Cách dọn vết nôn mửa trên nệm sạch nhanh thơm tho

Nếu bạn muốn biết cách dọn vết nôn mửa trên nệm sạch sẽ và nhanh chóng hơn, vậy thì đừng bỏ qua bài viết sau đây của HOANMYHYG. Việc xử lý tình trạng nôn ói hay làm sạch vết nôn mửa chưa bao giờ là điều dễ dàng và dễ chịu đối với chúng ta. Đặc biệt nếu không có phương pháp đúng đắn bạn có thể khiến chiếc nệm trở nên tồi tệ hơn. Để làm sạch nệm nhanh chóng nhất, hãy cùng tham khảo những gợi ý dưới đây của chúng mình nhé!

Khi dọn vết nôn mửa trên nệm cần chuẩn bị những gì?

Trước khi bắt đầu đến với những cách dọn vết nôn mửa trên nệm, bạn cần có khâu chuẩn bị để việc dọn dẹp được tiến hành một cách thuận tiện và dễ dàng nhất. Bạn sẽ cần một số dụng cụ sau:

  • Găng tay cao su
  • Đĩa giấy
  • Túi rác nhựa
  • Baking soda
  • Máy hút bụi
  • 240 ml nước ấm
  • 240 ml giấm trắng
  • Bình xịt
  • Một vài chiếc khăn sạch (vải hoặc khăn giấy)
  • Cồn

Một số lưu ý trong cách dọn vết nôn mửa trên nệm

Sau khi sử dụng baking soda để loại bỏ chất bẩn và khử mùi cho nệm hiệu quả, bạn hãy sử dụng máy hút bụi để tiến hành làm sạch cho nệm. Lưu ý là bạn nên sử dụng đầu hút bằng của máy hút bụi và di đầu hút thật chậm trên mặt nệm để loại bỏ hết baking soda còn sót lại trên nệm nhé. Nếu không có máy hút bụi, bạn cũng có thể dùng chổi thay thế.

Trước khi làm sạch chất nôn, tốt nhất bạn đeo găng tay cao su trong suốt quá trình để bảo vệ bản thân tránh việc nhiễm trùng có thể xảy ra. Bạn có thể đeo thêm khẩu trang để bảo vệ bạn khỏi vi khuẩn và có thể tránh được mùi gây cảm giác khó chịu và buồn nôn. Ngoài ra, nếu bạn sợ cảm giác khi ngửi mùi do vết nôn mửa gây nên bạn nhai một ít kẹo cao su có vị bạc hà hoặc bôi một ít thuốc điều trị cảm lạnh dưới mũi (dầu phật linh,…) để che giấu mùi khó chịu.

Một lưu ý bạn cần phải nhớ: Bạn cần hành động nhanh chóng để tránh lan rộng và thấm sâu thêm xuống bề mặt nệm nhằm hạn chế những tác động xấu đến nệm ít hơn. 

READ  Cách xử lý nệm bị mốc đơn giản, hiệu quả ngay tại nhà

Cách dọn vết nôn mửa trên nệm nhanh chóng và đơn giản nhất

Bước 1: Loại bỏ chất bẩn rắn ra khỏi nệm.

Khi bề mặt nệm xuất hiện vết nôn mửa, bạn cần ngay lâp tức loại bỏ chất bẩn càng nahnh càng tốt để giúp công việc làm sạch, khử mùi tiếp theo nhanh và hiệu quả hơn. Tùy thuộc vào độ đặc của chất nôn, sử dụng vải hoặc đĩa giấy cạo sạch chất rắn rồi xả xuống bồn cầu, hoặc để vào túi nhựa và ném chúng vào thùng rác.

Bước 2: Tháo khăn trải giường ra và giặt kỹ. 

Nếu trên mặt giường vẫn còn chăn gối chưa dọn dẹp và ga giường dính đầy vết chất nôn, hãy tháo chúng ra trước khi chuyển sang bước làm sạch nệm. Đầu tiên, bạn hãy tháo dỡ ga giường, chăn, nệm và các vật dụng khác ra khỏi giường giường rồi cho vào máy giặt. Sau đó, sấy khô chúng ở nhiệt độ cao nhằm tiêu diệt vi khuẩn còn sót lại .

Bước 3: Thấm sạch chất lỏng còn lại trên nệm

 Khi bạn đã lấy ga trải giường ra khỏi giường, bạn nên dùng khăn khô để thấm nệm nhằm hấp thụ hết chất lỏng từ bãi nôn bị dính vào nệm. Tuy nhiên, tránh chà xát vào khu vực bị vấy bẩn mà thay vào đó, bạn hãy thấm để giúp loại bỏ chất lỏng mà không khiến chúng bị lan ra, làm ô nhiễm các vùng xung quanh.

Bước 4: Sử dụng baking soda.

Sau khi dùng khăn hấp thụ tất cả các chất lỏng sót còn lại trên nệm, bạn hãy rắc một ít baking soda (muối nở) lên vị trí vết nôn. Baking soda có thể hấp thụ chất lỏng còn sót lại và có tác dụng rất tốt trong việc loại bỏ mùi hôi còn tồn đọng. Đây được xem là một trong nhữung cách dọn vết nôn mửa trên nệm ngay tại nhà cực hữu ích. Nếu nhà bạn không có baking soda, bạn có thể thay thế bằng bột ngô. Mặc dù bột ngô không có đặc tính khử mùi tốt như baking soda nhưng chúng có khả năng hút ẩm rất hiệu quả.

Bước 5: Đợi baking soda phát huy hiệu quả.

Khi bạn đã phủ baking soda lên vùng nôn mửa trên nệm, chúng sẽ cần thời gian để hấp thụ hết chất lỏng và mùi hôi còn sót lại. Bạn cần để chúng trong khoảng 8 giờ, tốt nhất là để qua đêm hoặc cho đến khi baking soda trên nệm khô hoàn toàn.

READ  Cách làm sạch các vết bẩn thông thường trên nệm dễ dàng ngay tại nhà

Bước 6: Hút phần còn dư của baking soda.

 Sau khoảng thời gian chờ đợi, hãy sử dụng máy hút bụi để hút dư lượng baking soda còn lại. Đảm bảo rằng bạn hút sạch và lưu ý cần rửa hộp của máy hút bụi hoặc thay túi hút bụi ngay sau đó để vi khuẩn không sinh sôi bên trong máy. Cách tốt nhất là sử dụng phần đính kèm ống của máy hút để đảm bảo rằng bạn loại bỏ tất cả cặn baking soda. Nếu không có máy hút bụi, bạn có thể quét cặn baking soda bằng chổi rồi cho vào thùng rác hoặc túi rác.

Bước 7: Pha trộn dung dịch nước và giấm trắng.

Đầu tiên, bạn hãy pha dung dịch khử mùi cho nệm bằng cách sử dụng 240ml nước và một lượng giấm trắng bằng nhau. Sau đó, bạn cho chúng vào bình xịt và lắc đều. Để cải thiện hơn nữa hiệu quả làm sạch, bạn cũng có thể trộn 5ml chất tẩy rửa (xà phòng rửa bát,…) vào hỗn hợp. Tuy nhiên, cần đảm bảo rằng nó không biến thành một chất dưỡng ẩm nào đó là được.

Bước 8: Xịt dung dịch đã pha lên vết bẩn

Sau khi đã chuẩn bị xong hỗn hợp như bước trên, bạn hãy xịt nó lên những vết bẩn trên nệm. Lưu ý rằng không nên xịt quá nhiều để tránh làm ướt nệm mà chỉ cần tạo nên một chút độ ẩm cho khu vực bị bẩn là được. Tiếp theo, dùng khăn sạch để hút lên nệm để loại bỏ vết bẩn nếu không muốn vết bẩn lan rộng ra. Bạn nên chọn một chiếc khăn có khả thấm nước cực tốt để thấm lên chiếc nệm.

Bước 9: Lặp lại quy trình trên cho đến khi vết bẩn biến mất hoàn toàn

Nếu vết bẩn quá cứng cứng đầu, bạn có lặp lại các bước như trên: xịt nhiều lần dung dịch giấm và thấm khô bằng khăn sạch cho đến khi vết nôn mửa được loại bỏ sạch sẽ. Một lưu ý nhỏ bạn nên nhớ đó là không thấm khô dung dịch nhiều lần bằng cùng một chiếc khăn, nếu không vết bẩn có thể bị nhiễm bẩn ở các vị trí khác của nệm. Hãy chắc chắn rằng bạn đã chuẩn bị đủ khăn sạch để hút ẩm.

READ  Cách giặt nệm lò xo đúng chuẩn, dễ thực hiện ngay tại nhà

Bước 10: Chờ đợi nệm khô. 

Sau khi loại bỏ vết bẩn trên nệm, điều quan trọng bạn cần chắc chắn rằng để chiếc niệm được để khô ráo. Bạn cần chờ ít nhất 6 đến 8 giờ, hoặc nếu bạn muốn rút ngắn thời gian, có thể làm khô bằng chiếc quạt trần và để quạt nhắm vào nệm hoặc mở cửa sổ cạnh giường ngủ để nệm khô nhanh hơn.

Bước 11: Xịt dung dung dịch có chứa cồn để khử trùng.

Trên nệm sau khi làm sạch, rất có thể vẫn tồn tại một số vi trùng do chất nôn để lại mà bạn tưởng chừng như đã loại bỏ nó hoàn toàn. Vì vậy để chắc chắn đảm bảo an toàn, sau khi nệm khô, bạn có thể xịt thêm cồn lên vùng bị bẩn để loại bỏ hoàn toàn những mầm bệnh còn sót lại. Nếu không có cồn, bạn cũng có thể thay thế bằng cách bôi một chút rượu hoặc chấm một ít nước rửa tay không mùi lên nệm để tiêu diệt vi khuẩn.

Bước 12: Phơi khô nệm thêm một lần nữa. 

Sau khi đã xịt cồn lên nệm, hãy để đợi nó khô tự nhiên. Điều đó có thể diễn ra trong khoảng 6 giờ liền, nhưng bạn nên để nó khô trong không khí qua đêm để chắc chắn chiếc nệm của bạn được khô hoàn toàn bằng tự nhiên. Ngoài ra, bạn cần đảm bảo không có bất cứ thứ gì tiếp xúc với nệm đến khi cồn khô.

Bước 13: Xịt nước thơm chuyên dụng 

Điều này là không bắt buộc nhưng bạn có thể sử dụng nước hoa, nước xả vải để có một mùi hương như mong muốn nhằm thỏa mãn sở thích và nhu cầu của bạn.
Trên đây là cách dọn vết nôn mửa trên nệm sạch nhanh ngay tại nhà mà chúng mình muốn chia sẻ với bạn. Hy vọng rằng sau khi áp dụng nó vết bẩn trên nệm của bạn sẽ được loại bỏ hoàn toàn. Nếu bạn gặp bất cứ khó khăn nào trong việc giặt nệm, hãy liên hệ với HOANMYHYG với số hotline 0932.064.177 or 0932. 969.910 để được chúng mình tư vấn và hỗ trợ tốt nhất nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0932.969.910