Nguyên nhân làm bẩn hỏng ghế sofa

Nguyên nhân ghế sofa bẩn hỏng

Trong quá trình sử dụng không thể tránh khỏi trường hợp ghế sofa bị bám bẩn và bị xuống cấp, hư hỏng. Có nhiều nguyên nhân khiến ghế sofa bị bẩn, hãy tham khảo bài viết dưới đây để tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục khi ghế sofa bị bẩn. 

Tác hại khi ghế sofa bị bẩn

Nội dung

Khi ghế sofa bị bẩn sẽ gây ra một số tác hại nhất định, không chỉ đối với ghế sofa mà còn ảnh hưởng đến người sử dụng, cụ thể như sau:

Đối với ghế sofa

Các vết bẩn, vết ố bám trên ghế ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của ghế sofa. Đặc biệt với những ghế sofa có màu sáng, sự xuất hiện loang lổ của các vết bẩn sẽ giảm sự sang trọng vốn có của ghế sofa. Nếu các vết bẩn không được nhanh chóng loại bỏ sẽ càng tạo điều kiện cho những vi sinh vật, nấm mốc sinh sôi, nảy nở mạnh trên ghế, gây ra mùi hôi khó chịu, điều này càng làm cho ghế nhanh xuống cấp, giảm tuổi thọ sử dụng của ghế sofa. 

Đối với người sử dụng

Các vết bẩn trên ghế sofa là nơi môi trường sinh sống lý tưởng cho vi khuẩn có hại, các loài ký sinh (ve, bọ chét,…) khi bạn tiếp xúc với ghế sẽ gây ra một số bệnh về da và đường hô hấp. Ngoài ra, khi không xử lý các vết bẩn kịp thời, lâu ngày sẽ làm cho ghế bốc mùi hôi khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng không khí trong nhà, gây ô nhiễm môi trường sống. 

Nguyên nhân ghế sofa bị bẩn

Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến làm cho ghế sofa dễ bị bám bẩn:

Mồ hôi, bã nhờn của cơ thể người

Hiện tượng cơ thể bài tiết mồ hôi, bã nhờn hằng ngày là hoạt động tự nhiên và  bình thường diễn ra liên tục và thường xuyên. Dù bạn có vận động với tần suất nhiều hay không thì mồ hôi và bã nhờn vẫn bài tiết ra bên ngoài bề mặt da. Khi cơ thể tiếp xúc trực tiếp với ghế sofa bạn sẽ vô tình để mồ hôi, bã nhờn của cơ thể bám vào ghế khi bạn ngồi, nằm hay đặt chân lên ghế,…Sau thời gian nếu không được làm sạch, chúng sẽ thấm sâu vào bề mặt ghế tạo nên các vết ố bẩn cùng với mùi hôi khó chịu. 

Bụi bẩn trong không khí

Bụi bẩn chính là một trong những nguyên nhân gây bẩn cho ghế sofa phổ biến nhất mà gia đình nào cũng gặp phải. Có nhiều nguyên nhân gây ra bụi: do các thành viên trong gia đình mang bụi đất từ ngoài vào, do môi trường bị ô nhiễm, do bụi mịn trong không khí đóng thành những mảng dày bám trên bề mặt ghế… Khi ghế sofa bị bám bụi, dù là bụi đất hay bụi mịn nếu lâu ngày không được hút bụi, vệ sinh làm sạch thường xuyên, chúng sẽ len lỏi sâu vào các sợi vải của ghế sofa, tạo thành những vết bẩn cứng đầu. Ngoài ra bụi bẩn bám trên ghế sofa được xem là một trong những tác nhân gây ra các bệnh về đường hô hấp và dị ứng trên da và là môi trường sinh sống lý tưởng cho các vi sinh vật gây hại. 

READ  Cách giữ vệ sinh văn phòng luôn sạch sẽ và ngăn nắp mà bạn nên biết

Thức ăn, nước uống rơi vãi

Trong quá trình ăn uống trên ghế sofa sẽ khó tránh khỏi việc vô tình làm vụn thức ăn hay nước uống rơi vãi, bám vào bề mặt ghế. Đặc biệt điều này càng dễ mắc phải đối với những gia đình có thói quen hay ăn uống trên ghế sofa. Nếu không phát hiện và xử lý kịp thời, lâu ngày các vết bẩn này sẽ làm bẩn ghế sofa, đồng thời chúng sẽ là nơi sinh sôi, nảy nở của các vi khuẩn có hại, nấm mốc gây ra mùi hôi cho ghế sofa.

Hóa mỹ phẩm như son môi

Hóa mỹ phẩm thực chất cũng là các sản phẩm mỹ phẩm được gia công từ các loại hóa chất tổng hợp. Với công dụng chăm sóc da, giúp làm sạch, tạo mùi hương cho cơ thể và chúng có thể dùng trực tiếp lên da. Hiện nay, phần lớn gia đình nào cũng đều ít nhiều có sử dụng đến hóa mỹ phẩm. Trong số đó có những loại hóa mỹ phẩm có màu như son môi. Mặc dù khả năng bám dính của màu son môi không cao như màu sơn, nhưng nếu vô tình để son môi bám trên ghế mà không kịp thời xử lý chúng sẽ càng bám chặt vào các sợi vải của ghế sofa, đặc biệt là các dòng son lì hay son tint sẽ càng khó xử lý, vệ sinh sạch. 

Vi sinh vật phát triển

Các vết bẩn bám trên ghế khi gặp điều kiện ẩm ướt, đặc biệt là vào những ngày thời tiết nồm ẩm, sẽ tạo điều kiện cho các vi sinh vật, nấm mốc hình thành và phát triển mạnh trên ghế sofa. Gây nên các vết ố, mốc loang lổ trên bề mặt ghế, kèm theo là mùi hôi khó chịu. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ, độ bền của ghế sofa mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình bạn, 

Các chất thải của thú cưng

Thật không khó khi bắt gặp trường hợp chó, mèo thải các chất thải như nước tiểu, phân hay bãi nôn lên trên ghế sofa, trường hợp này xảy ra phổ biến ở những gia đình có nuôi thú cưng. Các chất thải này là một trong những nguyên nhân làm bẩn ghế sofa, đồng thời còn gây ra mùi hôi cho ghế nếu không vệ sinh kịp thời hoặc vệ sinh nhưng chưa làm sạch hoàn toàn. 

Hạn chế ghế sofa bị bẩn

Biện pháp hạn chế bụi bẩn bám trên ghế sofa

Dưới đây là một số cách đơn giản, dễ thực hiện giúp cho ghế sofa nhà bạn không bị bám bẩn

Bọc kỹ ghế sofa khi không có nhu cầu sử dụng

Nếu không có nhu cầu sử dụng ghế sofa trong thời gian dài, bạn nên sử dụng lớp vải phủ hoặc lớp màng ni lông bọc kín ghế sofa lại. Như vậy sẽ hạn chế được bụi bẩn hay những loài côn trùng như chuột, gián, rệp,… làm hỏng ghế sofa. Lưu ý nên chọn loại vải bọc phù hợp, tránh những loại vải dạng lưới sẽ không có tác dụng ngăn được bụi bẩn. Ngoài ra, khi chọn cách bọc ghế sofa bằng màng ni lông, nên đặt ghế ở những nơi thoáng mát để tránh trường hợp tạo sự bí bách cho ghế, gây hỏng ghế. 

READ  Cách làm sạch ghế sofa bằng baking soda

Dùng ga bọc ghế sofa

Dùng ga bọc ghế sofa không những tăng thêm vẻ đẹp bên ngoài mà còn giúp bảo vệ ghế sofa khỏi bụi bẩn. Ga bọc ghế sofa rất dễ sử dụng và vệ sinh, giặt sạch nên chúng được nhiều gia đình lựa chọn. Hiện nay trên thị trường, có nhiều ga bọc ghế sofa được làm từ nhiều chất liệu khác nhau, đáp ứng nhu cầu sử dụng cho người dùng như: vải cotton, vải nhung, vải thun gân. Những chất liệu trên phù hợp với nhiều loại ghế sofa từ sofa vải đến sofa da mà không làm mất đi vẻ đẹp và sự sang trọng ban đầu của sofa. 

Sử dụng bình xịt chống thấm, phun dung dịch dưỡng ghế sofa

Hiện nay, nhiều gia đình đã lựa chọn các sản phẩm chống thấm, dung dịch dưỡng sofa để bảo vệ cho ghế khỏi những vết bẩn. Tùy vào từng chất liệu ghế sofa sẽ có những dung dịch bảo vệ khác nhau. Đối với ghế sofa có chất liệu vải, nỉ bạn nên dùng bình xịt chống thấm để bảo vệ ghế, với ứng dụng công nghệ nano, sofa nhà bạn sẽ được phủ lên một lớp dung dịch chống thấm giúp ngăn chặn các vết bẩn bám vào ghế, đồng thời giúp kéo dài tuổi thọ của ghế. Còn đối với ghế sofa da bạn nên chọn các sản phẩm phun dung dịch dưỡng ghế sofa chuyên dụng, dung dịch tạo nên lớp màng giúp ngăn cản sự tác động của bụi bẩn gây hại cho ghế, đồng thời còn giúp bề mặt da ghế thêm mềm mịn và bóng sáng hơn.

Chọn sofa có màu không nổi bật

Chọn sofa có màu sẫm, không nổi bật nhằm che đi các vết bẩn bám trên ghế sofa hiệu quả, không để lộ các vết bẩn cứng đầu hay các vết ố giúp giữ được tính thẩm mỹ cho ghế sofa. Tuy nhiên, đây chỉ là cách đánh lừa thị giác, thực tế các vết bẩn vẫn còn bám sâu trên ghế, ẩn chứa nhiều vi khuẩn có hại ảnh hưởng đến độ bền của ghế và sức khỏe của gia đình bạn. Chính vì vậy dù chọn sofa có màu không nổi bật thì bạn cũng nên vệ sinh, bảo dưỡng ghế sofa định kỳ hàng năm để tăng tuổi thọ cho ghế. 

Cách làm sạch ghế sofa bị bẩn

Tùy vào mức độ vết bẩn bám trên ghế sofa sẽ có những cách làm sạch khác nhau. Trong đó bạn có thể:

Tự làm sạch vết bẩn tại nhà

Ưu điểm

  • Việc tự mình làm sạch các vết bẩn bám trên ghế sofa tại nhà sẽ giúp bạn tiết kiệm một khoản chi phí để thuê dịch vụ làm sạch chuyên nghiệp. Chỉ cần chuẩn bị những nguyên liệu, thiết bị hỗ trợ vệ sinh nhà cửa có sẵn trong nhà là bạn đã có thể loại bỏ những vết bẩn bám trên ghế sofa.  Riêng đối với những vết bẩn cứng đầu, bám lâu ngày trên ghế bạn có thể mua các dung dịch hóa chất tẩy rửa hay thiết bị chuyên dụng như máy phun hút hơi nước nóng là đã có thể phục vụ cho quá trình tự vệ sinh, làm sạch ghế sofa tại nhà.
  • Tự giặt ghế sofa tại nhà còn giúp tạo hoạt động chung, gắng kết các thành viên trong gia đình bạn. 
  • Ngoài ra, khi bạn bỏ thời gian và công sức ra để làm sạch ghế sofa, giúp bạn sẽ có ý thức hơn trong việc hạn chế làm bẩn ghế sofa. 
READ  Danh mục các dụng cụ vệ sinh văn phòng thiết yếu

Nhược điểm 

  • Tốn nhiều thời gian và công sức khi tự giặt sạch ghế sofa tại nhà. 
  • Nếu bạn không nắm rõ và thực hiện đúng quy trình, kỹ thuật trong quá trình vệ sinh ghế sofa sẽ gây ra một số ảnh hưởng đến chất lượng của ghế, làm ghế bị rách, xù lông, biến dạng,… giảm tính thẩm mỹ và độ bền của ghế.
  • Nếu không lựa chọn loại hóa chất tẩy rửa phù hợp sẽ dễ làm ghế bị bạc màu, loang màu, mỏng bề mặt ghế, chất lượng của ghế sofa không còn được như lúc ban đầu, đồng thời còn ảnh hưởng đến sức khỏe khi sử dụng. 
  • Dễ làm cho ghế bị ẩm mốc, vì sau khi ghế đã được giặt sạch nhưng quá trình tự làm khô ghế lại không tuyệt đối làm cho ghế vẫn còn ẩm. 
Giặt ghế sofa

Thuê dịch vụ giặt ghế sofa chuyên nghiệp

Ưu điểm

  • Đơn vị cung cấp dịch vụ giặt ghế sofa chuyên nghiệp có đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, đã qua đào tạo, nắm rõ các quy trình vệ sinh làm sạch ghế sofa. Cùng với trang thiết bị hiện đại giúp cho quá trình vệ sinh và bảo dưỡng ghế sofa đạt hiệu quả cao nhất.
  • Có nhiều kinh nghiệm trong việc lựa chọn các sản phẩm tẩy rửa phù hợp với từng chất liệu ghế sofa mà không làm ảnh hưởng đến chất lượng và độ bền của ghế.
  • Tính cạnh tranh giữa các đơn vị cung cấp dịch vụ giúp bạn có nhiều sự lựa chọn, đảm bảo quá trình giặt ghế không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của gia đình bạn.
Bảo dưỡng sofa vải

Nhược điểm

Tốn nhiều chi phí hơn so với việc bạn tự làm sạch ghế sofa tại nhà, đây được xem là nhược điểm duy nhất khi bạn lựa chọn các đơn vị cung cấp dịch vụ giặt ghế sofa chuyên nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ này nên mức giá để giặt ghế là rất cạnh tranh, bạn nên lựa chọn những đơn vị uy tín để đảm bảo chất lượng của ghế sofa sau khi giặt.

Trên đây là toàn bộ những chia sẻ về nguyên nhân khiến ghế sofa bị bẩn, từ đó có những cách để làm sạch ghế sofa hiệu quả. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp cho ghế sofa nhà bạn luôn được sạch sẽ như lúc mới mua.  

0932.969.910