Mùa mưa độ ẩm không khí tăng cao làm ghế sofa dễ phát sinh ẩm mốc, vi khuẩn, vi sinh vật có hại phát triển trong ghế. Chính vì thế, bạn cần biết được cách bảo quản ghế sofa trong mùa mưa để đảm bảo giữ cho ghế luôn khô ráo và không bị xuống cấp trong khoảng thời gian này.
Mùa mưa ở miền Bắc thường xuất hiện vào mùa Thu – Đông, trời mưa nhiều, nồm, ẩm. Còn miền Nam là các tháng Hè, Thu, lúc này trời mưa nhiều, độ ẩm cao, cảm giác ướt át gây khó chịu và là môi trường thuận lợi cho các loại nấm mốc phát triển. 9 cách bảo quản ghế sofa trong mùa mưa dưới đây rất đơn giản nhưng ít người để ý lại có thể giúp chúng ta giữ được bộ sofa luôn như mới và bền lâu trong mọi thời tiết.
Tại sao cần biết cách bảo quản ghế sofa trong mùa mưa?
Nội dung
Có thể nói ẩm mốc là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây hư hại cho ghế sofa. Được biết, tình trạng ẩm mốc phát triển mạnh mẽ nhất vào mùa mưa bởi lúc này, nhiệt độ không khí giảm mạnh, mưa nhiều, độ ẩm tăng cao tạo nên môi trường thuận lợi cho sự sản sinh và phát triển của các loại bào tử nấm, vi khuẩn gây hại và các loại vi sinh vật như mạt bụi, bọ rệp, ve. Vì thế, vào khoảng thời gian này, ghế sofa rất dễ bị ẩm mốc, đặc biệt khi đặt ở vị trí thiếu ánh sáng, ẩm ướt do chúng có xu hướng hút ẩm từ các bức tường và sàn nhà. Và việc xử lý ghế sofa sau khi đã bị ẩm mốc là điều không hề dễ dàng, sẽ rất khó để có thể loại trừ hoàn toàn nấm mốc. Hậu quả của việc xử lý không kịp thời không chỉ khiến cho ghế sofa bị xuống cấp, bong tróc và gây nên mùi khó chịu mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dùng, gây nên những căn bệnh về đường hô hấp và dị ứng, cũng như các bệnh ngoài da như ghẻ lở, hắc lào. Chính vì thế, phương án tối ưu nhất chính là ngay từ đầu, bạn có những biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn mọi mầm mống gây nấm mốc cho ghế sofa, đặc biệt là vào mùa mưa bão.
Bên cạnh đó, vào mùa mưa, các món đồ nội thất trong gia đình, trong đó có ghế sofa có xu hướng bị phai màu, mất đi độ sáng bóng ảnh hưởng nhiều đến tính thẩm mỹ. Nên khoảng thời gian này, bạn càng cần phải chăm chút cho ghế sofa của mình, để chúng không làm ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của không gian sống.
Các cách bảo quản ghế sofa trong mùa mưa chống ẩm mốc
Có rất nhiều cách bảo quản ghế sofa trong mùa mưa từ đơn giản tới phức tạp. Tuy nhiên, bài viết dưới đây chỉ chia sẻ đến bạn đọc các biện pháp chống ẩm mốc cho ghế sofa đơn giản tại nhà. Các biện pháp này không đòi hỏi bạn phải sử dụng các loại máy móc chuyên dụng mà bất kỳ ai cũng có thể thực hiện được dễ dàng.
Không để độ ẩm không khí quá cao
Vào mùa mưa, nhiệt độ giảm xuống, độ ẩm trong không khí lại tăng cao chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng ghế sofa bị ẩm gây nấm mốc. Vì thế, để ngăn chặn tình trạng này, bạn sẽ thực hiện việc tác động để kiểm soát được độ ẩm trong không gian gia đình mình, đặc biệt là khu vực đặt ghế sofa. Nghe thì có vẻ phức tạp, nhưng thực chất việc kiểm soát độ ẩm không khí trong gia đình cực kì đơn giản, bạn có thể thực hiện bằng cách sử dụng máy điều hòa. Theo đó, bạn chỉ cần điều chỉnh máy điều hòa ở chế độ hút ẩm (Dry), máy sẽ thực hiện việc kiểm soát lượng hơi nước giúp không khí khô thoáng ở mức tiêu chuẩn trong những ngày mưa ẩm thấp. Đồng thời, cũng cần lưu ý hạn chế để điều hòa ở nhiệt độ quá thấp dễ khiến cho hơi nước ngưng tụ tạo môi trường phát triển thuận lợi cho nấm mốc, vi khuẩn.
Nếu muốn việc kiểm soát độ ẩm trong không khí hiệu quả hơn, bạn có thể trang bị thêm máy hút ẩm không khí chuyên dụng. Loại máy này giúp bạn chủ động điều chỉnh độ ẩm trong không khí ở mức phù hợp hạn chế được sự phát sinh vi khuẩn, nấm mốc gây hại.
Dùng long não hút ẩm và xua đuổi côn trùng gây hại
Sử dụng long não cũng là một biện pháp đơn giản giúp loại bỏ ẩm mốc trong ghế sofa. Bạn dễ dàng tìm mua được long não ở các cửa hàng tạp hóa với giá chỉ vài nghìn đồng nhưng hiệu quả mang lại cực kỳ tốt. Với cách này, đơn giản bạn chỉ cần đặt viên long não vào các vị trí dễ ẩm mốc xung quanh khu vực đặt ghế sofa và ở các khe hẹp của ghế. Lúc này, viên long não sẽ thực hiện nhiệm vụ hút ẩm mốc, khử sạch mùi hôi. Đồng thời, mùi naphtalen đặc trưng của long não còn là “khắc tinh” của các loại côn trùng như: gián, rệp, mạt bụi… đây là cách bảo quản ghế sofa trong mùa mưa được các cụ già sử dụng từ ngày xưa và rất hiệu quả đến ngày nay.
Không ngồi lên ghế sofa khi quần áo bị ướt
Muốn ngăn ngừa ẩm mốc ở ghế sofa thì nguyên tắc đầu tiên chính là không để ghế sofa tiếp xúc với bất kỳ nguồn ẩm ướt nào. Tuy nhiên, nhiều người lại có thói quen không tốt chính là mặc quần áo còn ướt ngồi lên ghế sofa. Hành động tưởng chừng như vô hại này nhưng lại gây nên hậu quả cực kỳ nghiêm trọng. Bởi, ghế sofa có lớp đệm dày có khả năng thẩm thấu nước rất nhanh nên khi quần áo còn ướt tiếp xúc với ghế sofa sẽ lập tức khiến ghế bị dính ẩm, tạo điều kiện cho sự phát triển của các bào tử nấm, sau đó là các loại vi khuẩn, sinh vật gây bệnh nếu không xử lý kịp thời.
Dùng kem dưỡng chuyên dụng bảo vệ bề mặt ghế
Hiện nay, trên thị trường có bán các loại sản phẩm kem dưỡng ghế sofa, đặc biệt dành cho các loại ghế sofa da. Các sản phẩm này được biết đến với công dụng bảo vệ bề mặt ghế sofa, giữ ẩm, chống bám bẩn, giúp ghế luôn sáng bóng như mới. Bên cạnh đó, lớp kem dưỡng còn có tác dụng hạn chế sự tác động của các yếu tố bên ngoài tác động đến chất lượng của chất liệu làm ghế. Vì thế, sử dụng kem dưỡng cũng là một phương thức bạn nên áp dụng nếu muốn ngăn chặn sự tấn công của nấm mốc.
Bên cạnh đó, trong quá trình vệ sinh ghế sofa, bạn lưu ý không dùng lực quá mạnh để chà sát dẫn đến hư hỏng bề mặt ghế, đặc biệt ghế được làm từ da thật. Bởi, ở các vị trí bị hư hỏng, vi khuẩn, nấm mốc, mạt bụi, mối mọt… sẽ dễ dàng tấn công sâu vào bên trong, tạo nên mầm mống gây hư hỏng nặng cho ghế.
Không đặt ghế sofa sát tường
Theo lời khuyến cáo từ các chuyên gia vệ sinh, khoảng cách lý tưởng nhất của ghế sofa so với tường để hạn chế nấm mốc là từ 30cm – 45cm. Tuy nhiên, nếu bạn sở hữu không gian hẹp, thì khoảng cách này có thể thu hẹp lại nhưng phải đảm bảo ít nhất là 5cm. Điều này giúp đảm bảo rằng ghế sofa không bị ẩm mốc do cọ xát trực tiếp vào tường nhà. Bởi, tường nhà là khu vực rất dễ gặp tình trạng ẩm mốc do có tính hấp thụ nước cao, đặc biệt khi gặp trời mưa nước sẽ ngấm vào tường, lâu ngày xảy ra hiện tượng rêu mốc. Nên nếu bạn đang mắc lỗi này thì nhanh chóng đặt lại vị trí ghế sofa nhằm hạn chế nấm mốc.
Không đặt trực tiếp ghế sofa trên nền nhà
Bên cạnh việc đảm bảo khoảng cách từ ghế sofa với tường nhà, bạn cũng cần chú ý khoảng cách của ghế so với mặt đất. Lưu ý, khoảng cách này phải đạt tối thiểu là 5cm. Bởi, sàn nhà cũng là vị trí tiềm ẩn sự phát triển của nấm mốc, đặc biệt là vào những ngày mưa, trời nồm ẩm thấp. Nên nếu đặt ghế sofa quá sát mặt đất, thì tình trạng ẩm mốc ở gầm ghế sofa là điều chắc chắn sẽ xảy ra. Về lâu dài, nếu không xử lý kịp thời tình trạng ẩm mốc sẽ lan rộng và gây hư hỏng, mùi hôi khó chịu cho ghế.
Đặt tấm thảm nhựa phía dưới gầm ghế sofa
Ngoài việc giữ khoảng cách tối thiểu giữa ghế sofa và sàn nhà bạn còn nên đặt một tấm lót bằng nhựa dưới ghế sofa. Nó sẽ đóng vai trò như một tấm chắn ngăn chặn sự tiếp xúc trực tiếp giữa sàn nhà với gầm ghế. Nhờ đó, mọi nguy cơ tiềm ẩn có thể ảnh hưởng xấu cho ghế sofa sẽ được loại bỏ hoàn toàn.
Đây là cách làm đơn giản, dễ thực hiện nhưng lại cực kì hiệu quả trong việc ngăn chặn nấm mốc. Vì thế, bạn chuẩn bị tấm lót bằng nhựa và tiến hành thực hiện ngay để thực sự yên tâm trong việc bảo vệ ghế sofa mùa mưa.
Cải thiện thông gió thoáng khí
Nhiệt độ và độ ẩm không khí là những yếu tố ảnh hưởng rất nhiều đến tuổi thọ cũng như các tính năng sử dụng của ghế sofa. Vì thế, bạn cần thực hiện các biện pháp để kiểm soát các yếu tố này. Một trong những phương pháp hiệu quả, được nhiều người áp dụng hiện nay chính là cải thiện các biện pháp thông gió, khô thoáng. Thực hiện tốt vấn đề này ghế sofa sẽ giảm thiểu được tình trạng ẩm mốc.
Theo đó, bạn chỉ cần đảm bảo sự trao đổi, lưu thông không khí trong nhà với môi trường bên ngoài. Cách đơn giản nhất chính là thường xuyên mở cửa phòng, sử dụng quạt để làm loãng không khí, thiết kế giếng trời, quạt thông gió ở trần nhà, … Áp dụng những cách thức này, sẽ ngăn chặn sự sinh sôi, phát triển của các loại vi khuẩn, nấm mốc có thể ảnh hưởng đến không gian gia đình nói chung và ghế sofa nói riêng.
Không di chuyển ghế sofa trong mùa mưa
Cuối cùng, bạn cần chú ý không di chuyển ghế sofa vào những ngày mưa. Bời ghế sofa rất dễ bị thẩm thấu nước nên dù có che phủ kỹ như thế nào cũng khó tránh được việc ghế bị dính nước mưa gây ẩm mốc. Đặc biệt, với tình trạng ô nhiễm môi trường như hiện nay, hàm lượng axit cũng như các thành phần độc hại chiếm tỷ lệ không nhỏ trong nước mưa sẽ làm cho tình trạng ẩm mốc càng thêm trầm trọng hơn.
Vì thế, vào ngày mưa bão, bạn hạn chế tối đa việc di chuyển ghế ra khỏi nhà cũng là một biện pháp giữ cho ghế sofa luôn được khô ráo, không xuống cấp do ẩm mốc.
Một khi ghế sofa bị nấm mốc tấn công thì sẽ rất khó để bạn xử lý triệt để chúng. Chính vì thế, bạn cần biết các cách bảo quản ghế sofa mùa mưa để ngăn chặn sự sinh sôi và phát triển của nấm mốc ngay từ ban đầu. Áp dụng các cách thức mà chúng tôi chia sẻ trên đây chắc chắn giúp bạn bảo vệ được ghế sofa trong những ngày mưa ẩm ướt.