Giữ cho ghế sofa da luôn sáng bóng, sạch đẹp, bền lâu như mới là điều mà bất kỳ ai đang sử dụng sofa da cũng mong muốn. Vậy vệ sinh và bảo dưỡng ghế sofa da như thế nào cho đúng cách? Kỹ thuật vệ sinh và bảo dưỡng ghế sofa da dưới đây của chúng tôi sẽ giúp bạn “chăm sóc” thật tốt bộ ghế sofa da của mình, giữ cho ghế sofa da luôn mềm mại và sáng bóng như mới.
Nguyên tắc cơ bản trong bảo dưỡng ghế sofa da
Nội dung
Hiểu về chất liệu da và các loại hóa chất tẩy rửa được sử dụng
Muốn “chăm sóc” tốt ghế sofa da thì trước tiên cần nắm rõ kiến thức về nó. Vì mỗi loại sofa da sẽ phù hợp với các quy cách vệ sinh khác nhau. Việc hiểu rõ về chất liệu da sẽ giúp bạn có cách vệ sinh và bảo dưỡng phù hợp, đảm bảo an toàn cho ghế.
Tuyệt đối không dùng các dung dịch có tính kiềm để vệ sinh sofa da thật, da thuộc. Vì kiềm sẽ làm giảm độ đàn hồi và phá vỡ cấu trúc da khiến da nhanh chóng bị nứt.
Khi vệ sinh ghế cũng không nên sử dụng các hoá chất có nồng độ quá cao. Vì những dung môi có nồng độ cao sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tuổi thọ da, thậm chí gây phai màu và bong tróc da ghế. Nên hạn chế sử dụng cồn, rượu hay xăng để vệ sinh ghế sofa da. Trong trường hợp cần thiết cần dùng thì nên pha loãng với nước để đảm bảo an toàn cho bề mặt da ghế.
Tránh đặt ghế sofa da dưới ánh nắng trực tiếp hoặc nơi có nguồn nhiệt độ cao
Ánh nắng mặt trời hay các nguồn nhiệt cao chính là “khắc tinh” tàn phá bộ ghế sofa da thật của bạn một cách nhanh chóng. Ánh nắng chiếu trực tiếp xuống sofa da lâu ngày sẽ phá huỷ cấu trúc của da làm bạc màu, lão hoá và bong tróc da. Các nơi có nguồn nhiệt độ cao cũng vậy. Nhiệt độ sẽ biến đổi cấu trúc da và làm hư hại da nhanh chóng. Vì vậy, cần tránh đặt ghế sofa da dưới ánh nắng và gần các nguồn nhiệt cao.
Không đặt ghế sofa da nơi ẩm ướt
Nước hay các chất lỏng khi thấm vào da sẽ phá huỷ cấu trúc da khiến da bị phai màu và bị bục đi nhanh chóng. Đồng thời phát sinh nấm mốc, vi khuẩn. Nếu đặt ghế sofa da nơi ẩm ướt đồng nghĩa với việc bạn đang làm cho bộ sofa da của mình mục đi từng ngày. Bên cạnh việc tránh đặt ghế nơi ẩm ướt thì cũng cần hạn chế nước và các chất lỏng khác dính vào sofa da trong quá trình sử dụng.
Không đặt ghế sofa da dính sát vào tường
Lưu ý không nên đặt ghế sát tường bởi tường ẩm rất dễ gây mốc và hỏng da. Đồng thời đặt ghế sofa da sát tường cọ xát lâu ngày sẽ làm tróc da ghế.
Không tự ý tháo rời sofa da để vệ sinh
Khi vệ sinh ghế sofa da tuyệt đối không nên tháo rời ghế sẽ khiến ghế bị biến dạng và có thể không lắp lại được. Tháo rời ghế cũng làm ảnh hưởng đến vẻ đẹp và độ bền của da ghế. Chúng ta chỉ nên vệ sinh thật sạch trên bề mặt và không động đến kết cấu ban đầu của ghế. Quá trình vệ sinh và bảo dưỡng sofa da phải đảm bảo đúng cách và đúng quy trình.
Tránh tiếp xúc với động vật (chó, mèo)
Các loại thú cúng như chó, mèo rất dễ cào cấu và làm hỏng ghế sofa da. Đồng thời chúng rất dễ bị rụng lông, lông chó mèo khi dính trên sofa gây mất vệ sinh, ảnh hưởng đến sức khoẻ con người. Lông chó mèo rụng có thể mắc vào các khe, kẽ của ghế rất khó làm sạch hoàn toàn. Do đó, nên hạn chế để chó, mèo tiếp xúc với ghế sofa da.
Tránh làm rách, trầy xước ghế bằng các vật sắc nhọn
Ghế sofa da không như sofa nỉ, một khi bị rách hay trầy xước thì không thể vá hay làm lành lại như ban đầu. Vì vậy, cần lưu ý hạn chế làm trầy xước ghế và tránh để ghế tiếp xúc với các vật sắc nhọn.
Khi có chỉ hay sợi vải bung ra phải dùng kéo cắt
Nếu như trong quá trình sử dụng có các sợi chỉ bung ra thì cần phải dùng kéo cắt sát vị trí điểm bung. Tuyệt đối không được dùng tay kéo hay bứt. Vì dùng tay kéo sẽ rất dễ làm sợi chỉ bung ra dài hơn thậm chí có thể rách da ghế tại vị trí bị xổ chỉ.
Xịt dưỡng da ghế định kỳ
Tránh đặt ghế sofa da nơi ẩm ướt nhưng lại xịt dưỡng ẩm cho ghế định kỳ. Nghe có vẻ vô lý nhưng việc dưỡng ẩm cho da ghế lại vô cùng quan trọng. Tuy nhiên không có nghĩa là chúng ta dùng nước để đổ lên ghế mà cần sử dụng dung dịch dưỡng ghế sofa da chuyên dụng. Thường xuyên xịt dưỡng da ghế để đảm bảo độ sáng bóng cho sofa da và tăng tuổi thọ ghế.
Dùng vỏ bọc bảo vệ ghế
Ghế sofa rất mắc tiền lại dễ bị trầy xước nên việc “chăm sóc” và “trông coi” sofa da phải vô cùng kỹ lưỡng. Nhưng nếu nhà bạn có nuôi thú cưng, có trẻ nhỏ thì tốt nhất nên sử dụng vỏ bọc ghế (áo ghế) sofa da để bảo vệ ghế. Vỏ bọc ghế sẽ hạn chế việc ghế bị trầy xước, thủng, rách hay dính nước thường xuyên. Từ đó giữ cho ghế sofa da của bạn luôn như mới.
Sử dụng khăn hoặc màng bọc để bọc ghế nếu lâu ngày không sử dụng
Nếu ghế sofa lâu ngày không sử dụng chúng ta cần phải sử dụng màng bọc ghế để bọc ghế lại. Đảm bảo cho bụi bẩn không bám sâu vào ghế cũng như ngăn chặn các động vật gặm nhấm làm hư hại sofa da.
Giặt ghế 1-2 lần một năm
Bên cạnh việc vệ sinh và bảo dưỡng ghế thường xuyên thì một năm nên giặt ghế 1-2 lần. Giặt ghế sẽ đảm bảo loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn tích tụ và các vi khuẩn gây hại sức khoẻ. Vì khi vệ sinh thông thường sẽ không thể loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn trên ghế gây ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là người già và trẻ nhỏ.
Hút bụi
Ghế sofa da trong quá trình sử dụng sẽ tích tụ rất nhiều rác bẩn như: lông, tóc, thức ăn, móng tay, bụi đất, tế bào chết,…
Hút bụi ghế sofa da thường xuyên là điều cần thiết bởi máy hút bụi sẽ hút đi những rác bẩn rơi rớt và tích tụ trên ghế. Tuy nhiên khi hút bụi trên ghế sofa da cũng cần thực hiện đúng cách. Không để máy va chạm mạnh hay làm trầy xước ghế.
Khi hút cần hút sạch các ngóc ngách, kẻ khe ghế để loại bỏ hoàn toàn các chất bẩn trên ghế. Nên hút bụt thường xuyên để đảm bảo lấy đi tất cả những rác thải trên ghế gây mất vệ sinh, ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và chất lượng ghế.
Sử dụng máy hút bụi là phương pháp vệ sinh ghế sofa tại nhà hiệu quả và đơn giản.
Tẩy điểm bẩn nhỏ
Trong quá trình sử dụng khi xuất hiện các điểm bẩn nhỏ thì cần phải xử lý ngay. Không đợi đến khi vết bẩn lan rộng ra mới làm sạch vì vừa khó vệ sinh vừa ảnh hưởng xấu đến ghế.
Đối với các điểm bẩn nhỏ hoàn toàn có thể sử dụng các phương pháp vệ sinh thủ công đơn giản như: dùng giấm pha loãng, kem đánh răng, lòng trắng trứng, oxi già,…
Lưu ý khi sử dụng giấm hay cồn bạn nên pha dung dịch với nước ấm theo tỉ lệ 1:1 để tăng hiệu quả làm sạch và đảm bảo an toàn cho da ghế. Còn nếu sử dụng xà phòng hay nước rửa chén thì nên chọn loại nhẹ, không kiềm và không chứa chất tẩy cao.
Tẩy các vết bẩn nhỏ bằng giấm trắng
Giấm trắng là một trong những dung môi vệ sinh ghế sofa da hiệu quả tại nhà. Đối với các vết bẩn như: nấm mốc, vết máu, vết bút bi, vết trà hay cafe,… chúng ta có thể sử dụng giấm để loại bỏ chúng với cách làm đơn giản sau:
Pha loãng giấm với nước ấm theo tỉ lệ 1:1 sau đó dùng khăn sạch thấm dung dịch và chà lên bề mặt ghế tại vị trí bị dính bẩn. Chà đến khi sạch thì lau lại bằng khăn khô. Lưu ý, khi chà không nên chà xát quá mạnh có thể ảnh hưởng đến bề mặt ghế sofa da.
Tẩy các vết bẩn nhỏ bằng baking soda
Bên cạnh giấm thì baking soda cũng được xem là phương pháp vệ sinh ghế sofa da hiệu quả. Khi ghế sofa da không may bị dính thức ăn, đồ uống, nước tương hay dầu mỡ thì chúng ta có thể sử dụng baking soda để làm sạch. Đầu tiên hay dùng khăn lấy hết thức ăn bám trên bề mặt sau đó rắc bột baking soda lên vị trí bị dính thức ăn. Đợi vài giờ sau vết bẩn sẽ được bột baking soda hút sạch. Sau đó dùng khăn ướt để lau sạch đi lớp bột baking soda. Cuối cùng dùng khăn khô sạch để lau lại ghế.
Tẩy các vết bẩn nhỏ trên sofa da bằng kem đánh răng
Đối với các vết bút bi, màu nước hay vết ố vàng lâu ngày trên sofa da bạn có thể sử dụng kem đánh răng để làm sạch. Thoa một ít kem đánh răng lên vị trí vết bẩn sau đó dùng miếng mút xốp mềm, ẩm để chà lên vết bẩn. Khi vết bẩn sạch hoàn toàn thì dùng khăn ẩm để lau lại bề mặt ghế sofa da. Ngoài ra, có thể sử dụng thêm chanh pha với kem đánh răng để gia tăng hiệu quả.
Bảo dưỡng ghế sofa da
Bảo dưỡng là việc làm vô cùng quan trọng giúp phục hồi vẻ đẹp và gia tăng tuổi thọ ghế sofa da.
Thông thường có thể bảo dưỡng ghế sofa da bằng cách thoa dầu dừa, sáp và kem đánh bóng. Hoặc dùng bình xịt phủ bóng để dưỡng da ghế. Các lớp dưỡng này sẽ giúp da sáng bóng, giữ được màu sắc và độ đàn hồi của da giúp ghế sofa da luôn như mới. Đồng thời tạo lớp màng bảo vệ ngăn chặn các vết bẩn thấm sâu vào da, giảm sự tác động mài mòn do tiếp xúc hàng ngày và kéo dài tuổi thọ da.
Quy trình bảo dưỡng ghế sofa da
- Dùng khăn sạch lau hết bụi bẩn trên ghế sofa da.
- Phun lần lượt dung dịch vệ sinh ghế sofa da chuyên dụng để vệ sinh sofa.
- Dùng khăn mềm, sạch lau lại toàn bộ ghế sofa, đợi ghế khô.
- Đổ một lượng nhỏ dung dịch dưỡng da khoảng 10ml vào khăn cotton sạch và lau đều trên bề mặt da. Thực hiện lặp lại cho đến khi phủ kín dung dịch dưỡng da trên toàn bộ bề mặt ghế.
- Sau đó dùng khăn sạch để lau lại ghế là hoàn tất quá trình bảo dưỡng ghế sofa da.
Để bảo vệ tốt ghế sofa da chúng ta nên bảo dưỡng sofa da định kỳ 6 tháng 1 lần.
Bảo dưỡng ghế định kỳ còn ngăn tình trạng lão hoá và phai màu da. Vì vậy, để ghế sofa da luôn như mới thì tuyệt đối không thể bỏ qua quá trình bảo dưỡng ghế.
Dưỡng ẩm định kỳ
Khác với sofa vải khi sử dụng sofa da chúng ta cần phải dưỡng ẩm định kỳ cho ghế. Việc dưỡng ẩm định kỳ giúp cho ghế chống mất nước và chống tình trạng da rạn nứt. Đồng thời lọc tia UV chống lão hoá da ghế.
Nên dưỡng ẩm ghế sofa da bằng các loại dầu dưỡng chuyên dụng để đảm bảo hiệu quả. Khi chọn dầu dưỡng nên chọn các loại có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và không chứa cồn hay silicon.
Khi dưỡng ẩm bạn chỉ cần nhỏ một vài giọt dầu dưỡng vào khăn mềm và lau qua toàn bộ ghế. Sau đó lau lại bằng khăn ẩm.
Một lưu ý nhỏ khi sử dụng sofa chính là nên bọc đệm chân ghế để tránh làm xước sàn nhà. Sử dụng ghế sofa da đúng cách sẽ làm tăng vẻ đẹp cho không gian ngôi nhà của bạn. Vì vậy, khi đã tậu về bộ ghế sofa da thì cần phải “chăm sóc” nó thật tốt nhé.
Để ghế sofa da luôn giữ được vẻ đẹp như ban đầu thì việc vệ sinh và bảo dưỡng trong quá trình sử dụng là vô cùng quan trọng. Hy vọng kỹ thuật vệ sinh và bảo dưỡng ghế sofa da mà chúng tôi vừa cung cấp sẽ giúp bạn đọc có thêm kinh nghiệm để giữ gìn thật tốt ghế sofa da của mình.