Các loại hoá chất vệ sinh thường gặp và công dụng của từng loại

Các hoá chất vệ sinh đóng một vai trò vô cùng thiết yếu trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta dù ở bất cứ đâu. Bằng cách loại bỏ bụi bẩn, nấm mốc và nhiều chất gây ô nhiễm khác, làm sạch các bề mặt, hoá chất vệ sinh giúp ngăn ngừa sự lây lan của các tác nhân gây bệnh và đảm bảo không gian của bạn được làm sạch sâu. Mỗi chất tẩy rửa khác nhau sẽ công dụng khác nhau, vì vậy, cần tìm hiểu kỹ về sản phẩm trước khi sử dụng.

Hoá chất vệ sinh là gì?

Nội dung

Hoá chất vệ sinh (còn được gọi là chất làm sạch, chất tẩy rửa hay chất tẩy bề mặt cứng) là những chất được sử trong quá trình vệ sinh với mục đích loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn, vi trùng, dầu mỡ, nấm mốc, dấu vân tay, các vết ố, v.v.

Hoá chất vệ sinh có thể được sản xuất ở dạng lỏng, dạng phun, dạng hạt hoặc dạng bột để làm sạch, khử mùi khó chịu và tránh lây lan các vi sinh vật có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta.

Nguồn gốc của các hoá chất vệ sinh có thể là từ tự nhiên hoặc tổng hợp được áp dụng trực tiếp lên bề mặt cần làm sạch để phá vỡ cấu trúc các chất bẩn từ bên trong. Một số hoá chất vệ sinh chuyên dụng có mục đích chính là tẩy rửa bề mặt trong khi một số khác được thiết kế để vừa có khả năng tiêu diệt vi khuẩn vừa đạt hiệu quả làm sạch tối đa.

Có bao nhiêu loại hoá chất vệ sinh?

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại chất tẩy rửa khác nhau. Một số loại hoá chất vệ sinh điển hình được sử dụng rộng rãi như chất khử trùng, chất khử mùi, chất làm sạch, chất tẩy dầu mỡ và các loại chất tẩy rửa khác. Các sản phẩm này có đặc tính hóa học và cách dùng khác nhau, nhưng chúng đều được sử dụng với mục đích là tạo ra một môi trường sạch hơn:

  • Chất tẩy dầu mỡ là sản phẩm có chứa dung môi hữu cơ trong thành phần, dùng để loại bỏ các chất bẩn không tan trong nước (dầu ăn, chất béo) ra khỏi bề mặt cần làm sạch như sàn nhà, máy móc, dụng cụ ăn uống, v.v
  • Chất khử trùng được sử dụng để giảm số lượng vi trùng trên bề mặt và ngăn cho chúng không lây lan sang các bề mặt sạch khác. Khi sử dụng có thể pha loãng với dung môi là nước để điều chỉnh nồng độ thích hợp
  • Hoá chất tẩy cặn canxi, rỉ sét để làm sạch vách kính và khử mùi như Baking soda kết hợp với giấm ăn
  • Hoá chất tẩy rửa chuyên dụng có khả năng xử lý nấm mốc, keo dán trên nhiều bề mặt như tranh treo tường, đồ nội thất, thảm, sàn, kim loại và đá
READ  Ghế sofa bị mèo cào

Cách phân loại hoá chất vệ sinh

Hoá chất vệ sinh có thể được phân loại dựa trên công dụng làm sạch cụ thể và độ pH. Bao gồm các loại chính sau:

Chất mài mòn

Chất mài mòn là các hoá chất phụ thuộc vào hành động chà xát hoặc cọ rửa để làm sạch chất bẩn bám trên bề mặt cứng. Việc sử dụng chất mài mòn sẽ phụ thuộc vào bề mặt cần làm sạch và loại chất bẩn cần loại bỏ.

Chất mài mòn có thể được chia thành:

  • Chất tẩy rửa bề mặt cứng
  • Chất đánh bóng kim loại

Trong các nhà bếp thương mại, chất mài mòn thường được sử dụng để loại bỏ bụi bẩn trên các bề mặt cứng như sàn nhà, nồi và chảo. Khi sử dụng chất mài mòn cần đặc biệt lưu ý vì chúng có thể làm xước một số loại vật liệu được sử dụng cho thiết bị nhà bếp như nhựa hoặc thép không gỉ.

Các chất mài mòn thường gặp như thủy tinh, cát, giấy nhám, len thép, miếng chà bằng sợi nylon, đá bọt dạng bột, fenspat, canxit, tro núi lửa, bột kết tủa, thạch anh, đá cẩm thạch v.v.

Chất tẩy rửa axit

Chất tẩy rửa axit là loại chất tẩy rửa mạnh nhất và cần được sử dụng cẩn thận. Nếu không được pha loãng đúng cách, chất tẩy rửa axit có thể rất độc và gây ra hiện tượng ăn mòn.

Axit có thể hoà tan kim loại nên thường được sử dụng để loại bỏ các vết ố trong bồn tắm, tẩy cặn kim loại cho máy rửa bát hoặc tẩy rỉ sét khỏi các thiết bị trong phòng vệ sinh.

Các axit yếu bao gồm axit xitric (nước chanh), axit axetic (giấm). Chúng được sử dụng để loại bỏ vết xỉn màu trên bạc, đồng và đồng thau hay các vết ố nhẹ trong bồn tắm.

READ  Cách làm sạch ghế sofa bằng baking soda

Các axit mạnh là axit oxalic, axit photphoric, axit clohidric và axit sunfuric dùng để tẩy gỉ sét và tẩy bồn cầu.

Chất tẩy rửa kiềm

Chất tẩy rửa kiềm là các muối hoà tan có tác dụng loại bỏ bụi bẩn mà không cần chà xát quá mạnh. Chúng rất dễ dàng loại bỏ bụi bẩn nhờn và dầu mỡ bằng cách tạo thành hỗn hợp nhũ tương. Chúng cũng có thể loại bỏ dầu trên sơn gốc dầu, làm khô sơn và khiến sơn bị nứt hoặc bong tróc. Nhiều chất kiềm hoạt động như chất tẩy trắng.

Các chất kiềm khác nhau về độ mạnh. Những chất có tính kiềm rất mạnh nên được sử dụng hết sức thận trọng vì chúng có tính ăn mòn và có thể gây bỏng, do đó các chất này còn được gọi là kiềm ăn da (hay xút ăn da).

Một số chất tẩy rửa có tính kiềm như baking soda, amoniac, natri hydroxit (xút), natri cacbonat, natri perborat (hàn the), v.v.

Chất tẩy trắng

Clo là thuốc tẩy được sử dụng phổ biến cho mục đích tẩy trắng nói chung và thường được sử dụng cho bồn rửa mặt, bồn vệ sinh, v.v. Các chất này có khả năng làm trắng và có đặc tính diệt khuẩn. Cần hết sức lưu ý khi sử dụng, tránh để lại vết chất tẩy trên các bề mặt khác.

Chất tẩy rửa

Đây là loại hoá chất vệ sinh phổ biến nhất và được sử dụng để dọn dẹp nhà cửa dưới nhiều hình thức khác nhau. Chúng có thể được điều chế dưới dạng lỏng, bột, gel hoặc thậm chí là tinh thể để phục vụ cho nhiều mục đích làm sạch khác nhau. Chất tẩy rửa có hiệu quả rất tốt trong việc loại bỏ bụi bẩn và các chất nhờn. Ở dạng bột, chất tẩy rửa được sử dụng để tẩy vết bẩn khô và nhiều thứ khác.

Chất khử trùng và chất khử mùi

Chất khử trùng và chất khử mùi không phải là chất làm sạch hoàn toàn nhưng thường được sử dụng trong quá trình vệ sinh.

Chất khử trùng có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn.

Chất khử mùi che đi những mùi khó chịu bằng cách phản ứng hóa học với hạt gây ra mùi để khử đi mùi khó chịu, đồng thời lấn át các mùi hôi.

Hai sản phẩm này thường được sử dụng trong phòng vệ sinh, phòng khách, phòng tắm và các khu vực công cộng như hành lang.

READ  Cách giữ vệ sinh văn phòng luôn sạch sẽ và ngăn nắp mà bạn nên biết

Chất tẩy dầu mỡ

Chất tẩy dầu mỡ đôi khi được biết đến như chất tẩy rửa dung môi và được sử dụng để loại bỏ dầu mỡ cứng đầu trên mặt bàn, lò nướng, lò vi sóng và nhiều bề mặt khác.

Hiện nay, hầu hết các cơ sở đều cố gắng sử dụng chất tẩy dầu mỡ với nhiều cải tiến khác nhau như không chứa hóa chất độc hại, không bốc khói khi sử dụng để ngăn ngừa môi trường bị ô nhiễm.

Sử dụng hoá chất vệ sinh

Người dùng có thể tiết kiệm chi phí và kiểm soát lượng hóa chất vệ sinh bằng cách tự pha trộn chất tẩy rửa. Biện pháp này sẽ giúp bạn xử lý hoá chất vệ sinh an toàn và hiệu quả hơn, tuy nhiên, nên tuân thủ theo tất cả các hướng dẫn được ghi trên nhãn của sản phẩm trước khi sử dụng một sản phẩm tẩy rửa cụ thể. Thận trọng khi cất giữ và xử lý các hóa chất là điều rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe của con người và môi trường. Bạn cần lưu ý những nguyên tắc sau:

  •  Không trộn các chất tẩy rửa có tính axit với các chất tẩy rửa khác
  • Tránh tiếp xúc trực tiếp với da và mắt
  • Pha hóa chất vệ sinh ở nơi thoáng gió và để xa tầm với của trẻ em
  • Giữ cho chất tẩy rửa axit không bắn tung tóe hoặc tràn lên các vật liệu khác
  • Không trộn nhiều hơn mức định lượng cho phép cho một tháng cùng một lúc vì có thể mất tác dụng theo thời gian
  • Đọc nhãn sản phẩm trước khi sử dụng
  • Sau khi tự pha chất tẩy rửa cần dán nhãn phân biệt
  • Đựng dung dịch tự pha trong các bình chứa mới, có thể mua ở các cửa hàng
  • Bảo quản và lưu trữ hóa chất tự pha đúng nơi quy định

Sau khi đã nắm được những thông tin cần thiết về các loại hoá chất vệ sinh thường gặp cũng như công dụng của chúng, người tiêu dùng có thể dễ dàng hơn trong việc lựa chọn sản phẩm làm sạch phù hợp với nhu cầu và ngân sách của mình. Hoặc có thể nhờ các công ty tạp vụ văn phòng để họ tư vấn cho các loại hoá chất làm sạch phù hợp nhất.

Mục nhập này đã được đăng trong BLOG. Đánh dấu trang permalink.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0932.969.910