Các công ty vệ sinh công nghiệp luôn có cách tẩy mốc trên ghế sofa rất hiệu quả mà lại dễ làm. Tình trạng ghế sofa da bị mốc có thể xảy ra trong quá trình sinh hoạt, do đồ ăn, thức uống rơi vãi trên ghế mà không làm sạch kịp thời, cũng như do đặt ghế ở các vị trí có độ ẩm cao, không thoáng khí và thiếu sáng. Vậy cách tẩy mốc trên ghế sofa như thế nào? Cùng chúng tôi theo dõi các chia sẻ từ các chuyên gia vệ sinh về nguyên nhân và cách xử lý ghế da bị nấm mốc.
Nấm mốc là gì?
Nội dung
Nấm mốc bám trên các ghế sofa da là tập hợp các sợi nấm có lông màu trắng và đen.
Theo wikipedia
Một nhóm vi sinh vật được gọi là nấm, nấm men.
Người ta nói rằng có từ 40.000 đến 60.000 loài nấm mốc trên trái đất.
Kích thước của bào tử từ 3 đến 10 micromet (1 micromet là 1/1000 mm)
Hiện diện trong không khí hoặc đất, liên kết với các vật chủ, hút lấy chất dinh dưỡng trên các vật chủ và sinh sôi nảy nở, tạo thành nấm mốc bám trên bề mặt da.
Các loại nấm mốc thường được quan sát thấy trên các ghế sofa da là “mốc đen”, “mốc xanh” và “aspergillus”.
Điều kiện cho nấm mốc phát triển
Các ghế sofa da có nguy cơ phát triển nấm mốc cao hơn nếu đáp ứng các điều kiện “nóng và ẩm” và “dinh dưỡng (bụi bẩn)” này.
Nhiệt độ
Nói chung, nấm mốc xảy ra khi nhiệt độ từ 20 độ C trở lên.
Người ta nói rằng bạn cần phải đề phòng nấm mốc trong mùa mưa, nhưng phòng điều hòa và kín gió khiến bạn tiếp xúc với môi trường nấm mốc phát triển quanh năm.
Độ ẩm
Nấm mốc phát triển ở độ ẩm 70% hoặc cao hơn.
Không khí
Oxy rất cần thiết cho nấm mốc.
Hơn nữa, nó phân tán và bay lơ lửng trong không khí, cấy vào các ghế sofa da và nảy mầm.
Ngay cả khi bạn làm sạch và chăm sóc nó, nấm mốc sẽ xuất hiện trở lại tùy thuộc vào điều kiện bảo quản.
Nguồn dinh dưỡng
Da bẩn vì nấm mốc là một nguồn dinh dưỡng tự thân.
Bất cứ khi nào điều kiện môi trường thích hợp, nó sẽ bắt đầu phát triển.
Sau đây là các nguồn dinh dưỡng cho nấm mốc phát triển trên các sản phẩm da.
- Bã nhờn và gàu trên người
- Mồ hôi
- Bụi trong không khí
- Bụi bẩn như thức ăn rơi vãi
- Protein da, do da thật có nguồn gốc từ động vật nên chứa nhiều protein.
- Chất béo trên da, có nguồn gốc từ mỡ động vật trên da chưa được xử lý hết.
- Các loại kem dưỡng ẩm cho da
Cơ chế phát triển của nấm mốc trên ghế da
Về cơ bản, các bào tử nấm mốc luôn tồn tại trong không khí, khi rơi xuống các bề mặt đáp ứng các điều kiện phát triển thích hợp, chúng sẽ sinh sôi nãy nở và nhân giống rộng khắp.
Nguyên nhân khiến ghế sofa da bị mốc
Có rất nhiều nguyên nhân khiến ghế sofa da bị mốc. Những nguyên nhân này có thể xuất phát từ yếu tố khách quan như: thời tiết, độ ẩm trong không khí, … nhưng cũng có thể là hậu quả của những thói quen sinh hoạt không tốt hay hoặc sai lầm trong quá trình sử dụng ghế sofa da của chúng ta. Theo đó, có thể chia thành 2 nhóm nguyên nhân cơ bản khiến ghế sofa da bị mốc như sau:
Nguyên nhân khách quan
Đó là những nguyên nhân xuất phát từ yếu tố tự nhiên như: thời tiết, nhiệt độ, độ ẩm trong không khí, … Đây được xem là nguyên nhân cơ bản, phổ biến gây nấm mốc cho ghế sofa da. Theo đó, vào những ngày nồm ẩm, đặc biệt là vào mùa mưa, nhiệt độ không khí giảm xuống, độ ẩm tăng cao (vượt mức 60%) sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, nấm mốc và nhiều loại vi sinh vật gây hại khác phát triển. Khi đó, nếu bạn không có các biện pháp kiểm soát độ ẩm không khí trong gia đình thì các yếu tố này nhanh chóng lây lan gây nấm mốc ở bề mặt da của ghế sofa và ở phần đệm mút của ghế, gây hư hỏng ghế và tạo mùi hôi khó chịu.
Nguyên nhân chủ quan
Đó là những nguyên nhân xuất phát từ chính bản thân chúng ta. Nó có thể bắt nguồn từ việc bạn ăn uống làm rơi vãi đồ ăn, thức uống xuống ghế sofa nhưng không vệ sinh ngay hoặc vệ sinh không sạch. Như vậy, các thành phần có trong thức ăn lâu ngày bị lên men sẽ sinh nấm mốc và vi sinh vật gây hại. Hoặc việc cho thú cưng thoải mái sử dụng ghế sofa; cho con nhỏ chơi và ăn uống tại ghế cũng khiến ghế sofa bị dính bẩn khi chúng: nôn, ói, ỉa, …. từ đó sinh ra nấm mốc nếu bạn không làm sạch kịp thời và hoàn toàn.
Thêm một nguyên nhân chủ quan nữa bắt nguồn từ việc lựa chọn vị trí đặt ghế sofa ở nơi tối tăm, thiếu ánh sáng, bí bách, nóng ẩm hoặc sát vách tường, độ ẩm cao và thiếu nắng cũng là môi trường lý tưởng cho các loại nấm mốc phát triển.
Hậu quả khi ghế sofa da bị mốc
Nhiều người nghĩ rằng việc ghế sofa bị nấm mốc là bình thường, không có gì phải lo lắng. Nhưng thực chất, hậu quả nó mang lại nghiêm trọng hơn những gì bạn nghĩ đấy. Cùng chúng tôi phân tích những hậu quả nghiêm trọng mà ghế sofa da bị mốc mang lại:
Về tính thẩm mỹ
Khi ghế sofa bị mốc sẽ tạo nên những vết ố trông rất thiếu thẩm mỹ. Để càng lâu, những vết ố này sẽ lan rộng ra bề mặt ghế. Và chắc chắn không ai muốn sử dụng một chiếc ghế tạo cảm giác nhếch nhác, bẩn thỉu như vậy. Đặc biệt, với những ghế sofa có màu sáng thì các vết ố vàng, xanh do ẩm mốc sẽ càng nổi bật, mất vệ sinh. Đứng vị trí là một vị khách được bạn mời đến nhà chơi và tổ chức tiếp đón tại ghế sofa bị ẩm mốc, sẽ không tránh khỏi cảm giác khó chịu khi phải ngồi trên một chiếc ghế bẩn, bốc mùi và mất vệ sinh như vậy. Và chắc chắn rằng, vị khách của chúng ta sẽ có những đánh giá không hay về bạn như: lối sống không chỉnh chu, thiếu vệ sinh; tính cách bừa bộn, cẩu thả. Từ những đánh giá không tốt trong lối sống, tính cách sẽ dẫn đến cách nhìn nhận trong các mối quan hệ xã hội và công việc chuyên môn không được đánh giá cao.
Chính vì thế, có thể khẳng định ẩm mốc sẽ khiến cho tính thẩm mỹ của ghế sofa nói riêng và của cả không gian sống của bạn nói chung bị giảm sút nghiêm trọng.
Về giá trị
Dù rằng chiếc ghế sofa da được bạn mua với giá trị lớn, không phải ai cũng có thể mua được nhưng với những vết vết ố vàng, xanh do ẩm mốc bám trên bề mặt ghế thì giá trị của chúng đương nhiên sẽ giảm sút nghiêm trọng.
Về sức khỏe
Việc sử dụng ghế sofa bị ẩm mốc tiềm ẩn nguy cơ mắc nhiều căn bệnh nguy hiểm cho người sử dụng, đặc biệt các căn bệnh về da và liên quan đến đường hô hấp.
Khi sử dụng, da bạn có sự tiếp xúc trực tiếp với bề mặt ghế, theo đó, những vi khuẩn, nấm mốc và vi sinh vật có hại sẽ tấn công da gây nên các bệnh da liễu như: dị ứng gây ngứa, đỏ; nổi mày đay, mụn nhọt, chàm, trứng cá đỏ, …
Tương tự như vậy, trong quá trình sử dụng ghế sofa, vi khuẩn, vi sinh vật gây hại, bào tử nấm có cơ hội theo đường mũi, họng tấn công vào bên trong cơ thể gây nên các bệnh về hô hấp như: viêm mũi dị ứng, ngứa mắt, … nặng hơn còn có thể bị hen suyễn.
Các loại bệnh phổ biến do nấm mốc gây ra cho con người
Viêm mũi
Hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi
Viêm xoang
Đau mũi, nhức đầu, sổ mũi, nghẹt mũi
Bệnh hen suyễn
Ho / khó thở
Viêm phổi do quá mẫn cảm
Sốt / khó thở
Viêm da dị ứng
Ngứa / chàm
Các bệnh truyền nhiễm do nấm mốc
Nấm mốc khi chạm vào hoặc hít phải sẽ ký sinh vào các mô cơ thể như da và các cơ quan và gây nhiễm trùng.
Nấm Candida ở da
Phát ban / sưng tấy / ngứa
Sporotrichosis
Vi khuẩn xâm nhập sang chấn thương và phát triển.
Các khối u / vết loét trên da mặt và cánh tay
Aspergillosis
Nó chủ yếu ảnh hưởng đến phổi và có thể lan ra toàn bộ cơ thể như não và gan và trở nên nghiêm trọng.
Nấm ngoài da
Nó xuất hiện trên bàn chân, móng tay, đáy quần và đầu, và thường kèm theo ngứa.
Tùy từng bộ phận mà gọi là nấm da chân, hắc lào, hắc lào, hắc lào, v.v.
Cách tẩy mốc trên ghế sofa hiệu quả được các công ty vệ sinh công nghiệp sử dụng
Dùng rượu trắng để tẩy mốc
Rượu trắng có nồng độ cồn khá cao nên thường bị hiểu lầm gây hại cho da của ghế sofa. Tuy nhiên, thực chất chúng là vô hại thậm chí còn là một nguyên liệu giúp loại bỏ nấm mốc trên ghế sofa da tuyệt vời.
Việc xử lý nấm mốc trên ghế sofa da cực kỳ đơn giản, bạn chỉ cần trộn hỗn hợp rượu trắng và nước theo tỉ lệ 1:1. Sau đó, bạn dùng khăn mềm thấm vào dung dịch vừa trộn rồi nhẹ nhàng lau bề mặt và mọi ngóc ngách của ghế. Cuối cùng, dùng khăn ẩm dùng cho em bé hoặc khăn mềm thấm nước vắt khô lau lại ghế lần nữa, rồi để ghế khô tự nhiên là được.
Tuy nhiên, với cách làm này bạn cần lưu ý:
- Chỉ sử dụng dung dịch rượu trắng với nước để loại bỏ nấm mốc; tuyệt đối không sử dụng chúng thường xuyên như một loại dung dịch vệ sinh ghế bởi chúng có thể làm ảnh hưởng đến độ sáng bóng, và màu sắc của ghế sofa nếu bạn dùng quá nhiều.
- Đối với ghế sofa da thật, nên thử trước dung dịch này lên 1 vùng ghế nhỏ để chắc chắn rằng nó không gây ra các phản ứng không tốt với ghế sofa.
- Trường hợp nấm mốc quá nặng, bạn có thể dùng rượu trắng nguyên chất để đạt hiệu quả cao hơn.
Dùng giấm trắng
Giấm trắng chứa hàm lượng acid acetic cao có công dụng loại bỏ nấm mốc ở ghế sofa hiệu quả.
Bạn chỉ cần trộn giấm trắng với nước ấm theo tỉ lệ 1:1 đã có được dung dịch vệ sinh, loại bỏ nấm mốc triệt để. Giờ bạn chỉ cần dùng khăn sạch mềm cho vào dung dịch sau đó vắt thật khô rồi nhẹ nhàng lau sạch về mặt ghế bị mốc. Cuối cùng đừng quên lau lại ghế bằng nước sạch bởi giấm trắng có mùi hơi khó chịu đấy.
Baking soda
Trong thành phần của baking soda có chứa Natri và HCO3 được xem là “khắc tinh” của vi khuẩn và nấm mốc. Vì thế, nguyên liệu này thường được sử dụng để xử lý các vết ố bẩn trên bề mặt các vật dụng, trong đó có ghế sofa da.
Bạn thực hiện xử lý ghế da bị mốc theo các bước sau đây:
Bước 1: Bạn dùng máy hút bụi để lấy đi lớp mốc bám trên bề mặt ghế. Nếu không có máy hút bụi, bạn có thể dùng khăn mềm lau cũng được, chú ý lau theo quỹ đạo tròn từ trong ra ngoài sẽ giúp lấy sạch bụi bẩn hơn.
Bước 2: phủ 1 lớp bột baking soda lên toàn bộ bề mặt ghế da rồi chờ trong khoảng 1 tiếng đồng hồ.
Bước 3: Đối với những điểm vết ố mốc bám sâu, nghiêm trọng, bạn dùng khăn mềm nhẹ nhàng chà sát.
Bước 4: Dùng máy hút bụi hút sạch bột baking soda hoặc lau sạch bằng khăn mềm.
Cách làm này không chỉ giúp bạn đánh bay mọi vết bẩn do ẩm mốc, khử mùi hôi hiệu quả mà còn mang đến vẻ đẹp sáng bóng như mới cho ghế sofa da.
Dùng benzine, xăng thơm hoặc axeton
Benzen, xăng thơm hoặc axeton cũng là gợi ý không tồi giúp bạn tiêu diệt tận gốc nấm mốc đang sinh sôi phát triển trên bề mặt và sâu bên trong ghế sofa. Chúng đều là những chất lỏng, không màu và có mùi hương tương đối dễ chịu nên còn có tác dụng khử mùi ẩm mốc. Đặc tính của benzen, xăng thơm hoặc axeton là tan chậm trong nước và dễ bị thuỷ phân nên được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực vệ sinh công nghiệp, trong đó có làm sạch nấm mốc ở ghế sofa.
Cách dùng những chất này cũng tương tự như trên, bạn chuẩn bị khăn mềm, thấm trực tiếp khăn vào benzine, xăng thơm hoặc axeton sau đó nhẹ nhàng thoa lên bề mặt ghế. Cuối cùng lau sạch lại bằng nước và chờ đến khi ghế khô hoàn toàn là được.
Mặc dù các chất này có mùi thơm rất dễ “lấy lòng” người hít phải. Tuy nhiên, chúng vẫn là những hóa chất độc hại nên việc hít mùi hương này trong thời gian dài có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thần kinh. Vậy nên, bạn cần thận trọng khi sử dụng.
Cách ngăn ngừa ghế sofa da bị mốc
Chúng tôi luôn nhấn mạnh việc “phòng bệnh hơn chữa bệnh” khi sử dụng ghế sofa da, vậy nên, ngay từ bây giờ, bạn nên có những phương pháp nhằm hạn chế sự sinh sôi nấm mốc, vi khuẩn, vi sinh vật có hại trong ghế sofa. Bạn có thể tham khảo một số cách ngăn ngừa ghế sofa da bị mốc mà chúng tôi gợi ý dưới đây:
- Lưu ý vị trí đặt ghế sofa: Vị trí đặt ghế sofa quyết định nhiều đến việc ghế sofa nhà bạn có bị nấm mốc không. Theo đó, lời khuyên dành cho bạn chính là bố trí ghế sofa ở nơi thông thoáng, khô ráo. Hạn chế đặt ghế sofa gần những nguồn ẩm mốc như: sát tường, sát sàn nhà, gần khu vực bếp núc, nhà vệ sinh… Tuy nhiên, ghế sofa da cũng khá nhạy cảm với ánh nắng trực tiếp, vì thế, bạn cũng cần lưu ý không đặt ghế quá gần cửa sổ, vị trí bắt nắng để không gặp tình trạng ghế sofa bị khô, mất độ ẩm, nứt da và phai màu.
- Dùng ga bọc ghế sofa: Cách làm này giúp bảo vệ bề mặt ghế sofa khỏi những yếu tố gây ẩm mốc. Tuy nhiên, nếu áp dụng cách này, bạn nên chọn loại ga có chất liệu thông thoáng như cotton. Đồng thời, thường xuyên thay drap và đảm bảo rằng chúng luôn ở trạng thái khô ráo, sạch sẽ.
- Đánh bóng da: Các sản phẩm đánh bóng da ghế sofa được bán trên thị trường đều được tích hợp khả năng bảo vệ da. Vì thế, phủ một lớp kem dưỡng đánh bóng da ghế sofa cũng là cách bạn tạo nên lớp màng bảo vệ ghế khỏi nấm mốc, vi khuẩn, vi sinh vật gây hại.
- Kiểm soát độ ẩm trong không khí: Bạn có thể thực hiện việc này bằng máy điều hòa (điều chỉnh chế độ hút ẩm) hoặc sử dụng máy hút ẩm chuyên dụng.
- Hạn chế các hoạt động diễn ra tại ghế sofa như: ăn uống, cho bé chạy nhảy, đùa giỡn trên ghế, cho thú cưng sử dụng ghế, … Các hoạt động này chính là nguyên nhân gây ra bụi bẩn trên bề mặt ghế sofa cũng như những tổn thương bề mặt ghế như rách, thủng lỗ, … Những vết bẩn bám lâu ngày nếu không được xử lý kịp thời và đúng cách thì chúng sẽ trở thành nguồn gây nấm mốc cho ghế sofa da.
- Thường xuyên vệ sinh ghế sofa da: Đây chính là cách ngăn ngừa ghế sofa da bị mốc tốt nhất. Bạn nên có kế hoạch vệ sinh ghế sofa định kỳ thường xuyên. Theo đó hàng ngày sẽ thực hiện việc lau chùi để ngăn ngừa bụi bẩn lấp đầy lỗ chân lông của da ghế cũng như xử lý những vết bẩn nhỏ. Khoảng 2-3 tháng thực hiện vệ sinh theo các quy trình chuẩn để loại bỏ vết bẩn, nấm mốc cứng đầu cũng như kiểm tra vấn đề của các bộ phận cấu thành ghế để kịp thời khắc phục.
Khi nào cần gọi dịch vụ giặt ghế sofa chuyên nghiệp?
Đôi khi cách tẩy mốc trên ghế sofa mà bạn áp dụng không hiệu quả do thiếu kinh nghiệm, hoặc bạn dùng chưa đúng loại dung môi tẩy mốc theo đúng nồng độ, hoặc bộ sofa của bạn quá đắt tiền nên bạn không muốn mạo hiểm. Hãy gọi dịch vụ giặt ghế sofa chuyên nghiệp.
Bởi, để xử lý các vấn đề này, đòi hỏi bạn có sự am hiểu về các quy trình vệ sinh, có các loại máy móc và chất tẩy rửa chuyên dụng. Điều này bạn khó mà đáp ứng được. Thậm chí việc tự vệ sinh ghế còn có thể gây hư hỏng nặng hơn. Nên lựa chọn một đơn vị cung cấp dịch vụ vệ sinh ghế sofa chuyên nghiệp là sự lựa chọn tối ưu nhất.
Ngoài ra, với những ghế sofa được nhà sản xuất khuyến nghị với ký hiệu X thì bạn cũng phải nhờ đến các dịch vụ giặt ghế chuyên nghiệp để xử lý vết bẩn mà không thể tự mình thực hiện tại nhà được.
Từ chia sẻ của các chuyên gia bạn hiểu được nguyên nhân gây ra tình trạng ghế da bị mốc, từ đó biết cách phòng ngừa cũng như có cách tẩy mốc trên ghế sofa tối ưu nhất. Lưu lại ngay những thông tin hữu ích này để áp dụng vào việc bảo vệ an toàn cho ghế sofa nhà bạn nhé!