Hướng dẫn cách giặt nệm gấp (futon) sạch sâu, bền lâu ngay tại nhà

Cách giặt nệm gấp (foton) mà chúng mình chia sẻ ngay sau đây có thể giúp ích được cho các bạn đang gặp rắc rối trong việc vệ sinh loại nệm này. Việc vệ sinh nệm gấp tại nhà sẽ trở nên đơn giản và hiệu quả hơn khi phải đối mặt với vô số các vết bẩn cứng đầu như: vết nấm mốc, vết bẩn do đồ ăn, thức uống, vết mồ hôi,…Vậy cách giặt nệm gấp nhanh chóng giúp nệm vừa sạch sâu vừa bền lâu là gì? HOANMYHYG sẽ bật mí với các bạn ngay sau đây.

Nệm gấp là gì

Nội dung

Với những ai yêu thích bộ phim Doraemon chắc chắn vô cùng quen thuộc với chiếc nệm gấp trong phòng ngủ của các nhân vật trong truyện đúng không nào. Nệm gấp (futon) là một loại nệm truyền thống của Nhật Bản được dùng để ngủ trên sàn nhà. Một bộ nệm futon hoàn chỉnh sẽ bao gồm 4 bộ phận là: nệm trải sàn (shikibuton), ga phủ (Shiitsu), chăn bông (kakebuton) và ga chun (mofu).

Nhìn qua, nệm futon có vẻ rất phức tạp và cồng kềnh. Tuy nhiên, loại nệm này lại rất nhẹ, bạn có thể gấp gọn chúng và cất vào tủ dễ dàng, vô cùng tiện dụng. Do đó, nệm futon sẽ rất phù hợp cho những phòng ngủ, ngôi nhà có diện tích nhỏ hẹp, giúp bạn có được không gian rộng rãi, thoáng mát hơn. Đặc biệt, nệm gấp (futon) vừa có thể giữ ấm tốt vào mùa đông, vừa thoáng mát vào mùa hè khi được sử dụng thêm với chiếu Tatami.

Cách vệ sinh nệm gấp

Tương tự với tất cả các loại nệm, sau một thời gian sử dụng nệm rất dễ bị nhiễm bẩn và có mùi hôi. Vậy đâu là cách vệ sinh nệm gấp tốt và hiệu quả? Sau đây sẽ là cách giặt nệm gấp cực hữu ích và hiệu quả mà chúng mình muốn giới thiệu với các bạn. 

Bước 1: Hút bụi cho nệm.

Hút bụi là bước đầu tiên mà bạn không nên bỏ qua trong quá trình vệ sinh nệm. Việc hút bụi sẽ giúp bạn loại bỏ được tới 60% bụi bẩn và vụn rác thải có trên mặt nệm, giúp quá trình vệ sinh nệm sau đó  được dễ dàng hơn.

Nếu nệm bạn đang được gấp lại và cất trữ trong tủ, hãy mang chúng ra và trải lên sàn hoặc mặt phẳng. Sau đó, bạn sử dụng máy hút bụi để hút hết sạch bụi bẩn, da chết, lông tóc,…có trên mặt nệm. Bạn có thể thay đổi đầu hút linh hoạt để làm sạch hết các bụi bẩn trong góc, ngách. Nếu đầu hút không thể làm sạch hoàn toàn, bạn có thể sử dụng một chiếc chổi quét nhỏ hoặc bàn chải khô để làm sạch. Lưu ý bạn nên hút bụi ở cả mặt sau của nệm nữa nhé. 

Bước 2: Khử mùi nệm bằng baking soda

Khi nhắc tới việc khử mùi hôi do thức ăn, ẩm mốc, mồ hôi trộm cho nệm thì baking soda là một sản phẩm được sử dụng nhiều và mang tới hiệu quả tốt nhất. Để khử mùi hôi, bạn hãy rắc một lớp baking soda lên mặt nệm và để trong khoảng 1 tiếng để baking soda hấp thụ và khử mùi hoàn toàn. Sau đó, bạn hãy sử dụng máy hút bụi để loại bỏ hết bụi baking soda trên nệm. Nếu muốn nệm được thơm hơn, bạn có thể sử dụng thêm một chút tinh dầu yêu thích của mình và xịt lên nệm.

Bước 3: Làm sạch vết bẩn trên nệm bằng chất tẩy rửa

Với các vết bẩn là chất lỏng, bạn hãy sử dụng một chiếc khăn sạch hoặc giấy ăn để thấm hút càng nhiều chất lỏng càng tốt. Tránh để chết lỏng ngấm sâu vào nệm sẽ khiến vệ sinh gặp khó khăn và có thể gây ra nguy cơ hư hỏng cho nệm. 

Sau đó, bạn sử dụng một miếng bọt biển nhúng vào dung dịch tẩy rửa được pha loãng với nước lạnh. Bạn có thể sử dụng bột giặt, nước rửa bát hoặc các dung dịch vệ sinh nệm chuyên dụng được mua tại các cửa hàng. Dùng miếng bọt biển tạo một lượng bọt nhất định và xoa lên vị trí vết bẩn. Sau khi vết bẩn đã được làm sạch hoàn toàn, bạn hãy sử dụng một chiếc khăn ẩm nhúng nước sạch để loại bỏ chất tẩy rửa có trong nệm. Lưu ý rằng bạn không nên sử dụng quá nhiều nước khi vệ sinh để tránh việc nệm quá ẩm dẫn tới nấm mốc phát triển. 

Với những vết bẩn cứng đầu hơn, bạn sẽ cần có một phương pháp vệ sinh nệm gấp hoàn toàn khác. Đầu tiên, bạn hãy trộn giấm với nước theo tỷ lệ 50:50, dùng một chiếc khăn nhúng vào dung dịch đã pha sẵn và đắp lên vị trí vết bẩn với độ ẩm vừa đủ trong khoảng 5 phút. Sau đó, bạn rắc baking soda lên vị trí vết bẩn và để trong khoảng 15 phút rồi dùng khăn giấy lau sạch nệm. Tiếp đó, bạn pha ¼ cốc chứa hỗn hợp oxy già và 1 thìa nước rửa chén. Dùng khăn thấm hỗn hợp để làm sạch vết bẩn trên nệm và làm sạch nệm lại bằng khăn sạch.

Cuối cùng, sau khi nệm đã được vệ sinh sạch sẽ, bạn hãy đem chúng phơi tại nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng quá gay gắt của mặt trời.

Bước 4: Làm sạch khung giường gấp

Bên cạnh việc vệ sinh nệm thì việc vệ sinh khung giường gấp, nơi đặt chăn nệm là một điều không nên bỏ qua. Chúng cũng chứa rất nhiều bụi bẩn và tiềm ẩn nguy cơ gây ra nấm mốc và vi sinh vật gây hại. Trong khi tháo nệm gấp ra khỏi khung giường, bạn có thể sử dụng khăn ẩm để lau sạch bụi bẩn trên đó. Tránh việc sử dụng các dung dịch tẩy rửa trên thanh kim loại vì chúng có thể gây ăn mòn.

READ  Top 10 dụng cụ vệ sinh nệm hữu ích ngay tại nhà

Cách giặt nệm gấp khi bị dính vết nước tiểu

Tại các gia đình có trẻ nhỏ hoặc thú cưng thì việc xảy ra sự cố bị dính nước tiểu trên nệm là điều không thể tránh khỏi. Nếu không biết cách xử lý tốt, chúng có thể để lại vết ố và mùi hôi khiến người sử dụng cảm thấy khó chịu. Vậy đâu là cách tốt nhất để loại bỏ vết nước tiểu trên nệm? Cho dù là vết bẩn ướt hay khô, chúng ta vẫn sẽ có những cách riêng để loại bỏ và che bớt mùi khó chịu từ chúng.

Cách tốt nhất để loại bỏ bất cứ vết bẩn nào đó là căn cứ vào tình trạng vết bẩn mà bạn gặp phải. Nếu vết bẩn đã khô, bạn sẽ cần tới sự giúp đỡ của nước oxy già để tẩy sạch vết ố trên nệm.  Với vết nước tiểu còn ướt, bạn có thể sử dụng giấm và baking soda để khử mùi và làm sạch.

Bước 1: Thấm sạch chất lỏng dư thừa trên nệm bằng khăn sạch hoặc khăn giấy càng nhanh càng tốt.

Bước 2: Phủ đều baking soda lên vị trí vết bẩn. Baking soda có khả năng hút ẩm giúp bạn hút hết chất lỏng dư thừa và khử mùi hiệu quả cho nệm.

Bước 3: Phun giấm lên vị trí vết bẩn. Giấm là một sản phẩm tự nhiên và an toàn có khả năng khử mùi rất tốt mà bạn có thể tìm thấy trong căn bếp của mình. Để khử mùi hiệu quả, bạn hãy cho giấm vào một chiếc bình xịt và xịt chúng lên vị trí vết bẩn với một lượng vừa đủ rồi để trong khoảng 5 phút.

Bước 4: Thấm hút chất lỏng dư thừa. Bạn tiếp tục sử dụng khăn giấy để thấm hút hết các chất lỏng dư thừa của giấm trên nệm.

Bước 5: Rắc baking soda lên vị trí vết bẩn một lần nữa để hoàn toàn khử sạch mùi khó chịu trên nệm và để trong khoảng 30 phút. Sau đó, bạn sử dụng máy hút bụi để hút sạch baking soda dư thừa trên nệm.

Bước 6: Phơi khô nệm. Nếu bạn phơi nệm trong nhà, hãy mở hết cửa sổ và bật quạt trong phòng để giúp nệm khô nhanh hơn. Trong điều kiện thời tiết ấm áp và có nắng, việc phơi nệm ngoài trời sẽ giúp đệm mau khô và hạn chế nấm mốc tốt nhất.

Cách giặt nệm gấp khi bị dính các vết bẩn cứng đầu

Hầu hết các vết bẩn cứng đầu thường là các vết sơn, các vết ố màu loang lổ khó tẩy rửa,…Chúng đều là những vết bẩn khô lâu ngày không được làm sạch kịp thời. Do đó, để làm sạch chúng hoàn toàn, bạn sẽ cần một phương pháp làm sạch mạnh và hiệu quả mà không khiến nệm bị ảnh hưởng. Bạn có thể tham khảo cách giặt nệm gấp khi bị dính vết bẩn cứng đầu của chúng mình nhé.

Bước 1: Pha dung dịch tẩy rửa. Để tẩy sạch vết bẩn cứng đầu, bạn pha hỗn hợp tẩy rửa theo tỷ lệ ¼ nước oxy già, 2 giọt nước rửa chén và 3 muỗng canh baking soda.

Bước 2: Thoa dung dịch tẩy rửa lên vết bẩn. Bạn hãy dùng một chiếc khăn sạch nhúng vào dung dịch đã pha sẵn và thoa lên vị trí vết bẩn. Lưu ý rằng, bạn không nên thấm ướt nệm quá nhiều vì chúng sẽ rất lâu khô. Bạn để dung dịch tác động lên vết bẩn trong khoảng 15 phút.

Bước 3: Trộn bột giặt với nước và thoa lên vết bẩn. Bạn hãy trộn bột giặt với nước theo tỷ lệ 3:1 để tại thành hỗn hợp sền sệt. Sau đó, bạn thoa hỗn hợp lên vết bẩn và để chúng trong khoảng 30 phút.

Bước 4: Cạo hỗn hợp ra khỏi vị trí vết bẩn. Lúc này vết bẩn cứng đầu đã trở nên mềm và mờ đi, bạn hãy sử dụng một chiếc thìa và cạo nhẹ nhàng hỗn hợp trên nệm. Sau đó, bạn dùng một chiếc khăn ẩm để lau sạch lại vị trí dính vết bẩn ban đầu. 

Bước 5: Hút bụi và phơi khô nệm. Bạn có thể sử dụng máy hút bụi để hút sạch lại bột hoặc bột nhão còn sót lại trên nệm. Sau đó, bạn đem nệm phơi tạo nơi khô ráo và thoáng mát.

Cách giặt nệm gấp khi bị nấm mốc

Trong điều kiện môi trường ẩm ướt, nệm gấp không được bảo quản tốt rất dễ khiến nấm mốc sinh trưởng và phát triển. Chúng tạo nên những chấm xanh hoặc đen nhỏ li ti trên mặt nệm khiến nệm trở nên có mùi hôi gây ảnh hưởng tới sức khỏe người sử dụng. Tuy nhiên, bạn đừng quá lo lắng vì ta có thể loại bỏ chúng một cách dễ dàng theo hai cách dưới đây:

Cách 1: Loại bỏ nấm mốc bằng nước và bột giặt nếu nấm mốc xuất hiện ít.

Bước 1: Hút bụi cho nệm gấp.

Một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng nấm mốc bên cạnh độ ẩm đó chính là bụi bẩn , da chết và rác thải. Dưới sự tác động của độ ẩm khiến vi khuẩn sinh sôi gây phân hủy các chất hữu cơ gây ra sự xuất hiện của nấm mốc. Do đó, việc hút bụi để loại bỏ các yếu tố gây nên nấm mốc trong quá trình vệ sinh là vô cùng quan trọng.

READ  Cách giặt nệm Kymdan tại nhà đúng chuẩn, giúp bảo quản nệm tối ưu

Bước 2: Làm sạch nệm với xà phòng và nước.

Khi nệm bạn bắt đầu xuất hiện tình trạng nấm mốc với một vài chấm nhỏ đen xuất hiện, bạn có thể tẩy sạch và ngăn nấm mốc phát sinh bằng xà phòng và nước. Dùng khăn sạch chấm vào dung dịch đã pha loãng rồi chà lên vị trí nấm mốc. Sau đó, bạn dùng khăn sạch nhúng nước để vệ sinh lại, vậy là các chấm nấm mốc nhỏ đã có thể được loại bỏ và ngăn ngừa.

Nếu vết nấm mốc vẫn còn xuất hiện, bạn hãy sử dụng thêm một ít nước cốt chanh và muối chà lên vết mốc rồi đem nệm đi phơi khô. Nếu không hiệu quả, bạn có thể sử dụng thuốc tẩy clo pha với nước và thoa lên vị trí vết mốc. Tuy nhiên, bạn cần thử chúng lên một góc của tấm nệm để chắc rằng chúng không gây hại cho vải trước sử dụng cho cả tấm nệm nhé.

Bước 3: Phơi khô nệm.

Phơi nệm tại nơi có ánh nắng là cách cực kỳ hiệu quả mà bạn nên áp dụng để vừa loại bỏ mùi hôi của nấm mốc vừa giúp tiêu diệt và hạn chế nấm mốc sinh sôi trong nệm. Lưu ý rằng, bạn cần đảm bảo nệm khô hoàn toàn trước khi đem vào sử dụng để tránh nấm mốc sinh trưởng và phát triển.

Cách 2: Loại bỏ nấm mốc bằng cồn hoặc chất tẩy nấm mốc chuyên dụng nếu nấm mốc xuất hiện nhiều.

Bước 1: Hút bụi cho nệm gấp

Đây là bước quan trọng mà bạn không nên bỏ qua trong quá trình vệ sinh nệm để loại bỏ nấm mốc. Hút bụi cho cả hai mặt của nệm để loại bỏ bụi bẩn và vụ rác thải có nguy cơ gây ra nấm mốc.

Bước 2: Tẩy sạch nấm mốc bằng cồn (hoặc chất tẩy nấm mốc chuyên dụng)

Bạn hãy pha một lượng isopropyl (cồn) với một lượng nước bằng nhau. Sau đó, bạn hãy sử dụng khăn nhúng dung dịch tẩy rửa và thoa lên các vết nấm mốc trên nệm. Thay vào đó, bạn có thể sử dụng chất tẩy nấm mốc chuyên dụng được mua tại các cửa hàng tạp hóa và làm sạch vết nấm mốc như đối với cồn.

Bước 3: Làm sạch khu vực bị nấm mốc.

Sau khi bạn tẩy sạch nấm mốc bạn cồn, hãy sử dụng nước ấm để lau sạch dung dịch còn sót lại trên nệm. Để tránh việc nấm mốc có thể xuất hiện, bạn có thể sử dụng thêm các sản phẩm khử trùng và phòng chống nấm mốc chuyên dụng cho nệm.

Bước 4: Phơi khô nệm. Bạn nên phơi nệm tại nơi khô thoáng, tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời. 

Cách làm sạch nệm da lộn gấp

Nệm da lộn gấp có bề mặt nhẵn, được dệt từ vô số các loại sợi siêu nhỏ. Do đó, chúng có khả năng chống bám bẩn và chống nước tốt hơn so với các loại nệm gấp thông thường. Trong quá trình vệ sinh, bạn cũng nên ghi nhớ một vài lưu ý để tránh việc làm hỏng nệm nhé. 

Bước 1: Lựa chọn dung dịch vệ sinh nệm phù hợp.

Với nệm da lộn gấp, việc lựa chọn một dung dịch vệ sinh nệm phù hợp rất quan trọng. Căn cứ vào các mã được đính trên tem nhãn trên nệm, bạn có thể lựa chọn được dung dịch vệ sinh phù hợp. 

Với các tem nhãn trên nệm có chữ “W” có nghĩa là bạn nên lựa chọn dung dịch tẩy rửa gốc nước, lựa chọn dung dịch tẩy rửa dung môi nếu bạn thấy chữ “S”. 

Với những tấm tem nhãn ghi chữ “WS” nghĩa là bạn có thể sử dụng cả hai chất tẩy rửa đó. 

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý nếu nệm có chữ “X”, nghĩa là bạn không được sử dụng chất tẩy rửa khi vệ sinh nệm. Khi đó, bạn sẽ cần tới một đơn vị giặt nệm chuyên nghiệp để giúp bạn làm sạch tấm nệm của mình.

Bước 2: Hút bụi cho nệm.

Bạn hãy sử dụng máy hút bụi để hút sạch bụi bẩn và vụn rác thải trước khi tiến hành làm sạch cho nệm. Điều này sẽ giúp bụi bẩn, mạt bụi được loại bỏ một cách tốt nhất trong quá trình vệ sinh.

Bước 3: Tiến hành vệ sinh nệm.

Sau khi bạn đã lựa chọn được dung dịch vệ sinh phù hợp dựa trên tem nhãn hoặc hướng dẫn sử dụng của nệm. Bạn hãy đổ dung dịch tẩy rửa vào bình xịt và xịt lên vị trí vết bẩn với một lượng chất lỏng vừa đủ. Sau đó, bạn sử dụng một chiếc khăn sạch chà nhẹ trên mặt nệm để loại bỏ hoàn toàn các vết bẩn.

Bước 4: Thấm hút chất lỏng dư thừa.

Sau khi nệm của bạn đã được làm sạch, bạn hãy sử dụng một chiếc khăn ẩm để lau lại mặt nệm và thấm hút hết các chất lỏng dư thừa.

Bước 5: Phơi khô nệm.

Bạn có thể phơi khô nệm tự nhiên trong phòng vfa mở hết cửa sổ và cửa phòng để giúp nệm khô nhanh hơn. Đảm bảo rằng nệm phải khô hoàn toàn trước khi đem vào sử dụng nhé.

Cách khử trùng nệm gấp

Bên cạnh việc làm sạch thường xuyên, định kỳ, bạn cũng có thể khử trùng cho nệm để loại bỏ và ngăn chặn sự phát triển của vi sinh vật gây bệnh. Trước khi bắt đầu khử trùng cho nệm, bạn hãy chuẩn bị các dụng cụ, dung dịch khử trùng và đồ bảo hộ nhé. Bạn có thể thực hiện việc khử trùng cho nệm theo cách sau:

Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ bảo hộ cá nhân.

READ  Cách làm sạch vết nước tiểu chó mèo trên giường nệm nhanh chóng và hiệu quả nhất

Các dung dịch khử trùng có thể chứa các yếu tố gây hại cho sức khỏe của bạn nếu bạn tiếp xúc trực tiếp với liều lượng cao. Đầu tiên, bạn hãy luôn đảm bảo phòng được thông thoáng bằng cách mở hết cửa phòng và cửa sổ. Kèm theo đó, bạn nên chuẩn bị thêm khẩu trang và gang tây để tránh hít phải hoặc tiếp xúc trực tiếp với dung dịch khử trùng.

Bước 2: Chuẩn bị dung dịch tẩy, khử trùng nệm.

Bạn có thể mua dung dịch thuốc tẩy tại các cửa hàng tạp hóa trên thị trường. Sau đó, bạn pha chế liều lượng thuốc tẩy hoặc khử trùng theo hướng dẫn trên bao bì sản phẩm. 

Bước 3: Xịt dung dịch tẩy, khử trùng lên nệm.

Bạn hãy đổ hỗn hợp vào bình xịt và xịt lên đệm. Sau đó, bạn lau bề mặt bằng khăn giấy hoặc giẻ sạch. Để làm sạch sâu hơn, bạn có thể sử dụng máy làm sạch bằng hơi nước lên cả hai mặt của nệm để diệt vi trùng và vi khuẩn ẩn sâu trong nệm.

Bước 4: Làm khô nệm. Bạn hãy phơi nệm tại nơi khô ráo, thoáng mát và tránh nắng trực tiếp từ mặt trời.

Phương pháp làm khô nệm gấp

Có rất nhiều phương pháp để khiến nệm gấp khô nhanh bên cạnh việc phơi nắng cho nệm. Sau đây chúng mình sẽ chỉ cho bạn một vài cách giúp nệm của bạn khô nhanh mà không xuất hiện mùi hôi khó chịu nhé. 

Dùng khăn giấy hoặc khăn khô thấm hút khu vực bị ướt: Một chiếc khăn khô sẽ giúp bạn thấm hút được rất nhiều chất lỏng dư thừa, giúp nệm của bạn khô nhanh hơn rất nhiều. 

Sử dụng máy sấy tóc hoặc máy hút: Với những vùng nệm bị ướt với diện tích nhỏ, bạn có thể sử dụng máy sấy để làm khô nệm. Tuy nhiên, bạn chỉ nên sử dụng máy sấy tóc với gió lạnh, không nên sử dụng gió nóng để tránh gây hại cho nệm. Ngoài ra, với các khu vực có diện tích bị ướt lớn hơn,  bạn có thể sử dụng máy hút để hút các chất lỏng, giúp nệm khô nhanh chóng.

Sử dụng muối nở hoặc cát vệ sinh mèo: Đây là hai sản phẩm có khả năng hút ẩm và khử mùi rất tốt. Bạn chỉ cần rắc chúng lên vị trí vết ẩm và để trong khoảng từ 4-5 tiếng, nệm của bạn sẽ rất nhanh khô. Sau khi nệm đã khô, bạn chỉ cần sử dụng máy hút bụi và hút hết bột baking soda dư thừa.

Sử dụng quạt hoặc máy hút ẩm: Với những ai muốn phơi nệm ngay trong phòng, bạn có thể mở hết tất cả các cửa sổ và cửa phòng, sau đó dùng quạt chiếu thẳng vào vị trí nệm bị ướt để giúp nệm khô nhanh hơn. Ngoài ra, máy hút ẩm cũng có khả năng làm khô nệm rất tốt trong một không gian kín.

Cách làm khô nệm gấp nhanh chóng dưới ánh mặt trời

Nha năng mặt trời có khả năng hong khô nệm và tiêu diệt các loại vi sinh vật vô cùng hiệu quả. Tuy nhiên, bạn chỉ nên phơi nệm tại nơi có nắng ấm áp, tránh phơi nệm khi nhiệt độ ngoài trời lên quá cao và gay gắt để không khiến nệm bị hư hỏng.

Bước 1: Tháo dỡ và mang đệm ra ngoài phơi. Nếu nệm bạn có mùi hôi do ẩm mốc hoặc do lâu ngày không sử dụng, đã đến lúc bạn nên mang tấm nệm của mình ra phơi nắng.

Bước 2: Phơi nệm dưới ánh nắng ngoài trời. Bạn có thể đặt nệm lên một chiếc ghế, phông bạt để tránh nệm bị bẩn. Sau đó trải đều tấm nệm ra.

Bước 3: Để nệm khô. Trong quá trình phơi, bạn nên lật đều hai mặt của tấm nệm để chúng nhanh khô và loại bỏ vi khuẩn tốt hơn. Bạn chỉ nên phơi nệm trong vài giờ cho đến khi nệm khô hẳn, không nên phơi nệm quá lâu khi nệm đã khô hoàn toàn, vì ánh nắng gắt có thể khiến mặt vải bị hư hỏng.

Một số mẹo hay giúp bạn bảo vệ nệm gấp tốt hơn

  • Bạn nên đầu tư vào một tấm nệm topper chống thấm nước: Nệm topper đóng vai trò như một tấm bọc nệm, giúp nệm của bạn trở nên sạch sẽ, khô ráo hơn và không có mùi hôi khó chịu. Chúng sẽ ngăn chặn tốt các vết bẩn có khả năng rò rỉ, các vết dầu mỡ, mồ hôi giúp cho quá trình vệ sinh dễ dàng và nhanh chóng hơn.
  • Thường xuyên phơi nắng cho nệm, giúp loại bỏ các vi sinh vật gây bệnh và mùi hôi khó chịu. Vừa giúp tăng tuổi thọ cho nệm, vừa giúp bạn có giấc ngủ ngon hơn.
  • Lật nệm thường xuyên nhằm giảm nguy cơ nệm bị xẹp hoặc lồi lõm, gây ảnh hưởng tới chất lượng nệm.
  • Khi sử dụng nệm gấp (futon) bạn nên tránh đặt nệm trực tiếp lên sàn. Điều này có thể khiến nệm bị bẩn nhanh chóng. Thay vào đó bạn có thể sử dụng thêm một tấm chiếu Tatami để lót ở phía dưới, giúp nệm được sạch sẽ và thoáng mát hơn.

Hy vọng rằng với các cách giặt nệm gấp (futon) ngay tại nhà mà HOANMYHYG chia sẻ có thể giúp các bạn làm sạch nệm nhanh chóng và giúp nệm trở nên bền lâu hơn. Nếu bạn gặp bất cứ khó khăn nào trong việc giặt nệm Đà Nẵng, hãy liên hệ với HOANMYHYG với số hotline 0932.064.177 hoặc 0932. 969.910 để được chúng tôi tư vấn và hỗ trợ tốt nhất nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0932.969.910