Bảo dưỡng ghế sofa vải

Bảo dưỡng sofa vải

Ghế sofa vải sẽ trở nên sạch sẽ, thơm tho và giữ như mới, nếu trong quá trình sử dụng khách hàng biết cách bảo dưỡng ghế sofa vải chuyên nghiệp. Vậy bạn đã biết cách bảo dưỡng ghế sofa vải để chúng luôn như mới chỉ bằng các mẹo nhỏ rất đơn giản như dưới đây chưa?

Vì sao nên cần bảo dưỡng ghế sofa vải?

Nội dung

Mỗi chất liệu tạo thành chiếc ghế sofa có sẽ có những cách bảo dưỡng khác nhau. Đối với sofa vải, bạn cần đặc biệt chú trọng khâu bảo dưỡng, vệ sinh vì chúng rất dễ bám bụi, có khả năng thấm hút nhanh. Đây sẽ là cơ hội thuận lợi cho những chất bẩn, vi khuẩn xâm nhập sâu vào bên trong, làm hư hỏng, mục nát từng sợi vải. Dưới đây là một số lợi ích mang lại khi bạn chú trọng vào việc bảo dưỡng ghế sofa vải thường xuyên: 

Hạn chế tình trạng biến dạng

Sofa vải được làm từ những sợi vải mềm mại, thoáng mát nên luôn đem đến cảm giác thỏa mái cho người dùng. Tuy nhiên, khi có quá nhiều người thường xuyên sử dụng, ghế sofa vải thường có dấu hiệu xuống cấp, biến dạng do lực đè nén quá lớn. Nếu không muốn làm hư hỏng bộ ghế sofa vải có giá trị lớn, bạn cần thực hiện các biện pháp bảo quản, bảo dưỡng như thường xuyên di chuyển ghế sofa ở những vị trí khác nhau nhằm giảm lực tác động vào một điểm quá thường xuyên. Từ đó, hạn chế tình trạng xuống cấp, biến dạng của ghế sofa vải. 

Hạn chế những vết bẩn cứng đầu

Vì phần bề mặt được làm bằng chất liệu vải nên ghế sofa vải dễ xuất hiện vết bẩn hơn các loại ghế sofa bằng chất liệu khác. Một số nguyên nhân gây ra những vết bẩn cứng đầu trên ghế sofa vải có thể là: Đồ ăn, cà phê, nước ngọt rơi vãi, lông, tóc, tế bào da chế,…Những vết bẩn này, nếu để tích tụ lâu ngày trên bề mặt ghế sẽ hấp thụ vào bên trong từng sớ vải, gây hư hỏng, xuống cấp ghế sofa vải. Và việc vệ sinh, bảo dưỡng ghế sofa vải thường xuyên sẽ là giải pháp tối ưu nhất nhằm nhanh chóng phát hiện và loại bỏ kịp thời các vết bẩn. 

Ngăn ngừa ẩm mốc

Vào những ngày độ ẩm không khí thấp, chiếc ghế sofa vải rất dễ gặp phải tình trạng ẩm mốc. Nếu bạn không biết cách chăm sóc, bảo dưỡng kịp thời, ghế sofa da sẽ trông xấu xí và dễ hư hỏng hơn. Để khắc phục tình trạng này, bạn nên thường xuyên kiểm tra, xử lý kịp thời những vết ẩm mốc. Nhờ đó, tránh tình trạng xâm nhập vào sâu bên trong, làm giảm tuổi thọ của ghế sofa da.  

READ  Nên mua sofa da hay nỉ

Tránh trình trạng bạc màu vải

Chất liệu vải với nhiều màu sắc, kiểu dáng đa dạng đang nhận được sự quan tâm rất lớn từ khách hàng. Tuy nhiên, những màu sắc sặc sỡ này qua thời gian sẽ dễ bị phai màu, không giữ được màu sắc như khi mới mua. Vì thế, cách bảo dưỡng phù hợp sẽ là giải pháp quan trọng giúp giữ màu cho ghế sofa da. Từ đó, tôn được vẻ đẹp đẳng cấp, sang trọng của bộ ghế sofa trong gia đình. 

Tăng tuổi thọ cho ghế

Việc thường xuyên bảo dưỡng, kiểm tra ghế sofa da là nguyên tắc quan trọng giúp tăng tuổi thọ cho ghế sofa vải. Với nguyên tắc “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, những tác nhân gây hại cho ghế sofa có thể ẩn sâu bên trong từng sớ vải và bạn không thể quan sát được bằng mắt thường. Việc định kỳ bảo dưỡng sofa giúp giảm các tác nhân gây hại, giúp bề mặt sofa vải luôn sạch sẽ, thơm tho. 

Chăm sóc bảo dưỡng ghế sofa vải

Phương pháp bảo dưỡng ghế sofa vải an toàn và hiệu quả

Không để ánh nắng chiếu trực tiếp vào ghế sofa vải

Nguyên tắc đầu tiên khi bảo dưỡng ghế sofa là không để ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào ghế sofa vải. Ánh sáng mặt trời với cường độ mạnh tạo ra nhiệt độ cao có thể giãn, phá huỷ cấu trúc từng sợi vải, vì thế khiến bọc vải khô và dễ hư hỏng hơn. Hơn thế, ánh sáng mặt trời cũng tác động khiến ghế sofa vải dễ bị bạc màu, làm giảm giá trị thẩm mỹ của sản phẩm. 

Để bảo quản ghế sofa tránh gặp phải ánh sáng mặt trời, bạn có thể đặt ghế sofa vải ở vị trí thoáng mát, khô ráo và kết hợp hệ thống rèm để ngăn cản bớt ánh nắng mặt trời. 

Di chuyển ghế sofa vải cẩn thận

Trong quá trình sử dụng ghế sofa vải, bạn sẽ gặp phải trường hợp di chuyển ghế đến những vị trí khác nhau. Tuy nhiên, bạn cần có những kinh nghiệm khi di chuyển vì nếu không cẩn thận sẽ khiến ghế sofa da bị xộc xệch, làm biến dạng, giá trị của ghế. Nguyên nhân vì bộ sofa vải khá cồng kềnh, nếu không chú ý sẽ gây ra những va chạm, tác động xấu đến ghế sofa. Vì vậy, khi di chuyển, bạn cần khảo sát vị trí di chuyển ghế sofa vải từ nơi đi đến địa điểm đến, loại bỏ những vật cản để tránh va chạm. Ngoài ra, khi khiêng ghế, bạn còn cần 2 người có sức khoẻ khoẻ mạnh, khéo léo và phối hợp nhịp nhàng để hỗ trợ nhau khi di chuyển.

READ  Khử mùi hôi ghế nỉ

Xử lý các đầu chỉ, xơ vải bị bung 

Trong quá trình sử dụng, ghế sofa vải thường bung các đầu chỉ, xơ vải, tuy những lỗi này không quá lớn, nhưng nếu để lâu ngày chúng có nguy cơ lan rộng ra, gây mất thẩm mỹ cho ghế. Để xử lý các sợi chỉ thừa, xơ vải bị bung, bạn nên dùng kéo cắt nhẹ nhàng chúng ra khỏi ghế sofa vải. Tuyệt đối không được dùng tay để bứt sợi vải, tác động này sẽ khiến các đầu chỉ, xơ vải bung ra nhiều hơn. 

Dùng ga bọc ghế sofa

Ghế sofa vải là đồ nội thất cao cấp, có độ bền cao. Tuy nhiên, qua thời gian dài sử dụng sẽ không tránh khỏi trường hợp ghế sofa bị bạc màu. Vậy nên, bạn có thể thực hiện biện pháp bảo dưỡng bằng cách dùng ga bọc ghế sofa vải. Chúng sẽ giúp bộ sofa gia đình luôn sáng bóng như thời điểm mới mua. Với ga bọc ghế sofa, bạn có thể lựa chọn những hoa văn, hoạ tiết trang trí khác nhau cho ghế. Khi thay đổi định kỳ ga bọc ghế, bạn như khoác thêm màu áo mới cho bộ sofa gia đình. Từ đây, bạn có thể linh hoạt hơn trong việc thay đổi không gian sống, tạo cảm giác mới mẻ hơn. 

Chống ẩm mốc, hạn chế mục nát bên trong cho ghế sofa vải

Trong quá trình vệ sinh ghế sofa vải, để tránh tình trạng còn ứ đọng nước, gây ra ẩm mốc và lâu ngày làm mục nát từng sợi vải bên trong, bạn cần lưu ý kỹ quá trình hong khô khi vệ sinh ghế. Bạn nên sử dụng các thiết bị như quạt gió hoặc máy sấy hồng ngoại để sấy khô an toàn, hiệu quả cho ghế sofa vải sau khi vệ sinh. Khi bảo quản ghế sofa vải, cần đặt chúng ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ẩm ướt cho ghế sofa. Nếu thời tiết  vào mùa mưa, bạn có thể thường xuyên bật điều hoà để cân bằng nhiệt độ, tránh những tác nhân bên ngoài gây ảnh hưởng cho ghế sofa. 

Sử dụng con lăn dính bụi

Con lăn dính bụi có cấu tạo gồm Con lăn và Cán con lăn. Đây là một vật dụng hữu ích có tác dụng dính bụi bẩn, lông, xơ vải hiệu quả. Bạn chỉ cần sử dụng lăn di chuyển nhẹ nhàng trên bề mặt ghế, lúc này màng PE được phủ lớp keo sẽ phát huy tác dụng hút hết các bụi bẩn, lông tóc,… sạch sẽ. Con lăn dính bụi là một giải pháp vệ sinh, bảo dưỡng hiệu quả thay thế cho máy hút bụi trong trường hợp bạn đang eo hẹp về khả năng tài chính. 

READ  Các tiêu chuẩn vệ sinh công nghiệp theo chuẩn ISO

Dùng bàn chải chải đều các sợi vải

Trong quá trình sử dụng, ghế sofa vải thường xảy ra hiện tượng đổ lông. Nguyên nhân có thể do trong vệ sinh không đúng cách làm các xơ vải xoắn lại với nhau. Lúc này, bạn có thể sử dụng một chiếc bàn chải nhỏ chải đều trên vùng vải bị đổ lông theo chuyển động tròn để từng sợi vải vào nếp như ban đầu. Trong quá trình xử lý, cần thực hiện nhẹ nhàng để tránh làm vải bị tơi ra thêm. 

Dùng máy hút bụi

Máy hút bụi là một thiết bị hỗ trợ tiện ích vận dụng vào việc vệ sinh ghế sofa. Chúng có khả năng loại bỏ hoàn toàn những vết bẩn khô cứng đầu trên bề mặt ghế sofa vải như tóc, lông, móng tay,…Khi khởi động máy hút bụi, chúng sẽ phát ra một công suất lớn nhằm hút sạch bề mặt ghế sofa. Đặc biệt, đối với những khe hở, tay vịn, đây là nơi nếu có vết bẩn sẽ rất khó xử lý bằng phương pháp thông thường, tuy nhiên, máy hút bụi lại hoạt động rất hiệu quả, làm sạch hoàn toàn bề mặt. 

Bảo dưỡng sofa vải

Dùng khăn lau

Quá trình bảo dưỡng ghế sofa vải cần được thực hiện thường xuyên, liên tục, nếu đợi đến khi ghế vải bị bẩn mới tìm cách giải quyết thì sẽ gây ra những hậu quả nặng nề như xỉn màu, hư hỏng không khắc phục được,…Hằng ngày, bạn có thể sử dụng khăn sạch khô, mềm để lau nhẹ nhàng trên bề mặt ghế sofa. Quá trình lau trên bề mặt ghế sofa cần được thực hiện ở tất cả các bộ phận của ghế như đệm lót, chỗ ngồi, tay vịn, điểm tựa, chân ghế. Các thao tác này sẽ giúp bạn loại bỏ những những vết bẩn nhẹ, mới hình thành trên bề mặt ghế sofa hiệu quả. 

Trên đây là nguyên nhân và những mẹo giúp bạn bảo dưỡng ghế sofa vải hiệu quả. Với phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, hy vọng đã giúp bạn có những kiến thức bảo dưỡng bổ ích, giúp tăng tuổi thọ của ghế sofa vải hiệu quả. 

0932.969.910